Phần cuối
Máu đã đổ nhiều rồi, nước mắt đã chảy thành sông. Khăn tang cô phụ, thi thể tử sĩ, tiếng khóc mẹ già, nước mắt con thơ đã vang lên từ bao nhiêu năm. Thôi thì hòa bình cũng tốt. Chị nghĩ như vậy và nghĩ đến con tàu Bắc Nam đem chị về miền Nam. Về mảnh vườn thân yêu quen thuộc. Chị lại được hít thở không khí tự do và đầm ấm gia đình.
Nhưng chị lại lạnh cả xương
sống khi nghĩ đến thực tế. Tự do ư? Rồi miền Nam cũng sẽ là Cộng Sản. Cũng
Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc. Cũng làm ăn tập thể, cũng hội họp thâu đêm. Cũng
chế độ tem phiếu. Cũng bình bầu, cũng góp gạo nuôi quân, cũng nắm gạo bỏ hũ
cho hội phụ nữ, cũng nắm gạo tích lũy cho Thanh Niên. Cũng băng rôn, cờ xí trên
mọi ngã đường, cũng cổng văn hóa mỗi đầu xóm nhỏ...
Một miền Nam trù phú, rộng rãi, tự
do phải đi vào hợp tác xã, phải quy nạp tài sản đất đai vào tập thể, phải lao
động, chấm công, bình điểm. Chị không thể mường tượng được xã hội miền Nam sẽ
đối phó ra sao.
Bây giờ, ngồi một mình yên lặng
chị thấy mình thật mâu thuẩn. Vui hay buồn khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chị
phải làm sao khi cả đàn con đều mang súng Quốc Gia. Còn chồng chị bao giờ mới
về.
Bên này con sông Ô Lâu buồn ngơ
ngác như vậy đó. Mọi thứ ở đây thay đổi lạ kỳ. Bên kia con sông Đồng Nai của
chị có nổi sóng ba đào hay im lìm chịu đựng. Con đường về mới lóe lên đã tắt
ngúm khi người kiểm soát người. Khi chế độ
|
hộ khẩu và hệ thống kiểm tra lý
lịch chặt chẻ gò bó người dân. Chị làm sao có đủ chữ ký từ ông đội trưởng hợp
tác xã đến Ủy Ban và theo hệ thống dài tới tỉnh để được về nhà. Nước mắt chị
ứa ra, chị như con chim bị nhốt trong lòng không cách chi vùng vẫy.
-Mạ ơi! răng mà lâu rứa mạ!
Có tiếng con bé lớn gọi chị. Có lẽ
chờ lâu không thấy chị về, con bé chạy đi tìm vì sợ chị gánh nước lên dốc bị
té hay lấy nước bị hụt chân.
Chị trả lời cho con yên tâm rồi
quảy đôi thùng xuống sông lấy nước.
Tháng Tư, ngày 30 sẽ là điểm mốc
của lịch sử Việt Nam. Chị đã chúng kiến Đà nẵng hổn loạn, tan tác trong
ngày bỏ ngõ. Chị biết Sài gòn sẽ còn ghê gớm tang thương hơn.Ôi thành phố hoa
màu, Hòn Ngọc Viễn Đông sẽ chìm trong biển lửa. Chạy trốn nơi đâu, thoát thân
cách nào. Toàn bộ VN đã nhuộm màu cờ đỏ.Thế là đã hết, đã chấm dứt thể chế
Quốc gia. Nơi đây không một tin tức từ bên ngoài. Chỉ nghe vang vang tiếng
loa phóng thanh từ Ủy Ban xã và tiếng nhạc lềnh lềnh âm hưởng lạ kỳ.
Bầu trời thì cao rộng mà con người nhỏ bé lạc loài vô vọng.
39 năm đã qua. Ngày 30 tháng tư
năm đó anh ở đâu?. Chị ở nơi nào? Tôi trả lời cho câu hỏi mà mọi người
hỏi thăm nhau mỗi dịp tháng tư đen. Ngày đó tôi ngồi bên bờ sông Ô Lâu khóc
cho vận nước, khóc cho chồng, cho mình, cho con.
30 tháng tư năm nay (2014) tôi
đang ở California nước Mỹ.
Hai đứa con gái ngày xưa đã là một
phụ nữ trung niên. Chồng tôi đi tù hơn 8 năm đã được thả về với thân thể và
tâm hồn rách nát. Bây giờ anh đang là một người lính đã hoàn toàn mất hết
súng đạn với nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Còn tôi, một người vợ lính ngày xưa
chờ chồng tù tội trở về.
Tôi cũng đã hoàn thành nhiệm vụ
đối với gia tộc là sinh cho anh thêm hai thằng nhóc con. Bây giờ hai thằng
nhóc đó đều là hai người lính trong quân đội Hoa kỳ. Một thằng Không Quân,
một thằng dưới biển.
Vâng. Tôi đã kể câu chuyện của tôi
trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng
4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
NGUYỄN THỊ THÊM |
Saturday, May 3, 2014
Hồi Ký: 30 THÁNG TƯ, CHỊ Ở ĐÂU (3) - NTT
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment