Phần 2 NGUYỄN THỊ THÊM
Chị nuốt nước mắt, nổi uất nghẹn dâng lên làm chị không thở được. Tức ran cả ngực, cái đầu muốn bể tung. Mẹ chồng chị cũng đau thương không kém. Bao nhiêu chịu đựng ,dồn nén vật bà suy nhược, đau nhức toàn thân. Bà gục xuống nằm ly bì . Một mình chị chăm ba con bệnh trong hoàn cảnh lạ người lạ quê. Con gà mái mới gầy, nhảy ổ được vài ba trứng, chị lấy nấu cháo cho mẹ chồng, cho con. Chị muốn thịt luôn con gà để hầm cháo mà mẹ chồng không cho:
- Thôi con! Để nó còn đẻ lấy trứng
tẩm bổ cho cháu.
Một buổi tối. Chị ra giữa trời,
nhìn lên bầu trời tối thui chị muốn hét to hết hơi sức của mình nhưng kịp
thời ngưng lại.
Chị lấy tay quẹt nước mắt và nói
với tất cả dồn nén trong lòng:
-Ông Trời! Tui bây giờ không còn
gì hết. Hai đứa con tui, ông muốn bắt đứa nào thì bắt một đứa. Đứa kia cho nó
lành bệnh. Con ruột, con nuôi tui không phân biệt. Tui quá sức chịu đựng rồi.
Tui không đấu với ông nữa. Ông tha cho tui.
Chị cũng không biết sao chị lại
nói những lời không đầu không đuôi, bất tôn, bất kính như vậy. Chị là Phật
Tử, lúc nào cũng niệm Phật mà giờ chị lại ra sân nói chuyện với ông Trời.
Buổi sáng, trời còn tờ mờ. Chị dậy
sớm ra vườn hái đọt chè tươi nấu nước cho mẹ chồng. Hốt nửa lon gạo bắt cháu
cho con. Ngồi khơi lửa rơm cho nồi cháo, ghế ấm nước bên cạnh chị nghĩ mông
lung. Phải làm gì đây? Liều thôi. Sống chết có phần số. Không lẽ cứ bó tay
đứng nhìn.
Chị ra vườn, hái tất cả những loại
lá, loại rau mà chị biết. Đào ít cỏ gấu, giựt ít dây tơ hồng, cỏ vườn chầu,
rễ tranh, lá chanh, lá ổi. Chị hái không kể số là loại gì và bao nhiêu.
Chị đem tất cả xuống sông rửa sạch. chặt nhỏ và xao thủy
|
thổ rồi nấu nước cho
con uống. Cả hai đứa bé và cả mẹ chồng. Chị đã tới nước liều, chị cóc sợ điều
gì xảy ra. Thế rồi, như một phép lạ, cơn ho
con bé lớn vơi dần và vài ngày hết hẳn. Con bé nhỏ dịu sốt và ban trắng từ từ
lặn, để lại những mảng da đen đen. Mẹ chồng chị đã có thể dậy và ra chợ bán
để kiếm cơm nuôi cả nhà. Sau cơm mưa trời lại sáng, các con chị đã có thể
chăm sóc lẫn nhau, chị lại tiếp tục ra đồng hợp tác xã làm việc như bây giờ.
Có lẽ ông Trời đã nghe chị kêu, đã đồng cảm với chị và cho chị một con đường
để tiếp tục cuộc hành trình cam khổ. Chị vào nhà lấy cơm cho con ăn. Lựa
khoai chị gắp ra một cái dĩa để mình ăn ,còn cơm trắng đơm vào chén cho con.
Mấy con cá sông kho với ớt đỏ lòm bắt mắt. Ở đây, người ta ăn ớt như không hề
biết cay và con bé lớn chị không biết từ lúc nào nó có thể ăn ngon lành. Còn
chị thì chỉ ăn cá, gạt ớt không ăn mà còn muốn cháy cả lưỡi. Chị múc nước tô
canh rau tập tàng chan vào chén và đút cho bé em. Mẹ chồng chị đã nấu
sẳn trước khi đi có việc.
Ăn xong, chị bảo con bé chị chơi
với em để mạ gánh nước tưới ớt kẻo tối.
Chị gánh đôi thùng ra bờ sông. Hôm
nay sao bến vắng lạ lùng, không có ai xuống tắm hay giặt giũ. Chị để đôi
thùng trên mấy tảng đá rồi thọc chân xuống nước,nhìn ra mông lung. Sông Ô Lâu
nước trong vắt, bên kia sông thấp thoáng nhà cửa và bóng người qua lại. Những
con cá lội lững lờ dưới chân chị. Thỉnh thoảng lại đụng vào chân chị nhồn
nhột. Có vài con tôm nhỏ bơi qua về bình an, vô tư. Chị không biết mình nên buồn
hay vui, nên khóc hay cười.
Hôm nay, trong sân hợp tác xã chị
đã nghe tin Sài Gòn thất thủ. Mọi người vui mừng hò reo. Mấy tên Cán Bộ hét
lớn:
-"Quân ta toàn thắng, đã ủi
xập dinh Độc Lập rồi. Tướng Minh đã đầu hàng. Quân ta toàn thắng"
Chị bước ra khỏi sân tập đoàn,
tránh xa tiếng hò reo ồn ào, Nước mắt không chảy mà tim đập rất nhanh.
Quân
ta toàn thắng? Quân nào là quân ta? Quân nào là quân địch. Trong cái mớ hổn
độn đó chị nghe như có tiếng kêu gào, tiếng khóc dậy trời và những tiếng nổ
kinh hồn của đạn pháo. Chị không biết cha mẹ mình ra sao? Anh em người nào
còn, người nào mất. Còn thằng em đi Hải quân có kịp về nhà hay đã di tản theo
tàu. Con mắt chị mờ theo ánh nắng chói chang. Sài gòn thất thủ là chị còn cơ
may tìm về cha mẹ. Tất cả đều đã xong đã hết , đã tận cùng. Đất nước và con
người đã cạn hết sức lực vì hai chữ hòa bình và tự do.
|
Saturday, May 3, 2014
Hồi Ký: 30 THÁNG TƯ, CHỊ Ở ĐÂU (2) - NTT
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment