Friday, March 27, 2015

Thơ: EM HUYỀN THOẠI - Hoàng Dũng

Đoản Văn: HOÀNG HÔN - TNYT




Ngày đã tắt nắng, có phải đó là hoàng hôn mà người ta vẫn gọi cho sự lãng mạn ở tâm hồn?
     Có bao giờ bạn thật sự ngắm ánh hoàng hôn chưa?  Có bao giờ bạn đi qua nó, lướt nhẹ qua nó, dù chỉ một lần, cho cảm giác chạm đến hay không chạm đến cái không gian nhạt nhòa, hư ảo kéo dài trên bầu trời vàng úa của một bức tranh không có người vẽ, mà nó khiến người ta phải mơ mộng, phải dâng tràn cảm xúc trong rạo rực, cháy bỏng và bước đi trong trí tưởng tượng, bước đi với những sợi chỉ dệt nên tư tưởng vô định.
     Vả chăng, hoàng hôn đã mang những tâm hồn lãng mạn xen vào nhau trong cuộc sống, để cùng gặp nhau, cùng cảm xúc, cùng ước mơ…
     Và hoàng hôn của riêng ai đó, hay của tất cả?  thì hoàng hôn vẫn tắt nắng, vẫn nhẹ nhàng, vẫn khẽ khàng… Đi qua … cho màn đêm buông rèm chầm chậm, êm ả…!!!
                                         TNYT -6/27032015
                                                             

Saturday, March 21, 2015

Thơ: CHIỀU VẮNG BUỒN VƯƠNG - Hoàng Dũng

Bút Ký: TUI LÀ DÂN NẪU (1) - NTT



Trước hết tui xác nhn, dù tui nói tiếng Nam kỳ quc rc, nhưng tui cũng là dân Nu.
Trong  của trái tim người con dân Bình Định, tui không xấu hổ khi có người hỏi:
- Chị là dân Nẫu thiệt hả?
Ừa thì dân Nẫu có gì mà xấu. Bởi ba tui từ Bình Định vào Nam lập nghiệp từ nhỏ.

Khi có người thắc mắc tại sao lại gọi là "Dân Nẫu" tiếng lóng để chỉ người miền Phú Yên Bình Định.
Trong một bài tui không biết tác giả đã viết như thế này (xin trích):
 Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan có bổn phận đưa lưu dân nghèo không sản nghiệp khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả (tỉnh Phú yên bây giờ). Sau 33 năm khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên. Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phường, Nậu, Man.



Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa, phường Sông Nhiễu. Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu Nậu.
Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm...
 Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong, năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chu (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi, chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính như “Thuộc”, “Nậu” bị xóa bỏ.
Khái niệm thành tố chung cấp hành chính “Nậu” được biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.
 Từ “Nậu” không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ: 
Ví dụ:
 - Mất chồng như nậu mất trâu
  Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm. 

 - Tiếc công anh đào ao thả cá
   Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu. 

 - Ai về nhắn với nậu nguồn
   Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên. 

     Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng”, “bả”. Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh”, “chỉ”.
 Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẫu''.
 Nẫu đã đi vào ca dao Bình Định, Phú Yên khá mượt mà, chân chất:
 Ai nề sông núi Phú Yên 
 Cho nẫu nhắn gởi nỗi niềm nhớ quê 

 Phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa - Quảng Nam) với “mô, tề, răng, rứa, chừ”, vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định - Quảng Ngãi) được đổi thành “đâu, kia, sao, vậy, giờ”.
 Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung bộ (Bình Định - Phú Yên) không phân biệt rạch ròi

(Xem tiếp phần 2)

Bút Ký: TUI LÀ DÂN NẪU (2) - NTT



cách phát âm dấu hỏi và dấu ngã. Đặc biệt, bà con vùng biển từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Gành Đỏ (Sông Cầu-Phú Yên), các âm dấu ngã đều phát âm thành dấu hỏi.
 Riêng đồng bằng Tuy Hòa, khi phát âm không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã. Bởi vậy, “Nẩu” hay được phát âm là “Nẫu”.
 Đồng bằng Tuy Hòa trù phú, nhiều nhà giàu trong vùng cho con cái đi học chữ phương xa. Các vị có chữ nghĩa viết chữ “Nẩu” theo phát âm quen miệng thành chữ “Nẫu”.

Nói nôm na, tiếng Nẫu là tiếng địa phương của vùng Bình Định và Phú Yên có nghĩa là họ, hay người ta, vì là "đại từ nhân xưng" nó nằm ở vị trí ngôi thứ ba vừa số ít mà cũng vừa số nhiều (Hết trích).
Cho nên dù muốn dù không tui cũng là "Dân Nẫu" dù tui chưa một lần về quê nội. Quê nội tui nghèo lắm đó là làng An Nhơn tỉnh Bình Định. Người dân đa phần làm ruộng và làm bánh tráng đa, nấu rượu hay làm nón. Loại nón Gò Găng đặc biệt của người Bình Định. Cái gốc gác quê hương bây giờ còn sót lại là gia đình chú của tui. Bởi chú không chịu vào Nam lập nghiệp. Chú ở lại lo hương quả, phần mộ tổ tiên và hương khói nhà từ đường.
Chú tui bây giờ đã 90 tuổi và vẫn còn sống.Tui còn nhớ về chú. Chú thiệt lùn. Mà kỳ nghen, người Bình Định thường là lùn lùn chứ không cao. Có lẽ vì gần núi hay phong thổ nơi ấy khiến người dân Bình Định không cao lớn, to con như người ta.
Chú Sáu tui lùn, nói năng chơn chất, âm điệu quê mùa và khó nghe. Nhưng chú đi bộ giỏi lắm. Đố thanh niên đi lại chú. Có lẽ quê nội tui đồi núi nhiều ít có xe cộ. Phương tiện di chuyển là đi bộ nên chú tui đi thật nhanh. Ở
quê nhà chú nấu

rượu và tráng bánh đa. Bây giờ nghe đâu con chú vẫn còn làm nghề cha truyền con nối này. Nhưng tân tiến hơn vì có máy móc không làm thủ công như chú ngày xưa.
Kỷ niệm khiến tui nhớ về chú nhiều nhất là lúc tui còn bé lắm. Thuở ấy kế bên cạnh nhà tui là nhà "Cậu Ruẫn" Ai là người sống lâu năm ở Bình Sơn thì mới biết. Nhà cậu bán tạp hóa, nhưng ban đêm cậu mở lớp dạy thêm. Học trò không phân biệt lớp mấy, cậu cũng nhận. Thù lao chẳng có gì đáng kể vì ai có gì thì nộp cái đó. Gạo, mước mắm hay đôi khi một ký thịt heo cậu cũng vui vẻ. Có những người gửi con học mà không đóng gì hết cậu cũng xí xóa. Miễn là mấy đứa nhỏ chịu học là cậu vui. Cậu thường giúp Cha và ông trùm lo việc nhà thờ. Tụi tui là học sinh của cậu nên tham gia vào toán rước kiệu mỗi khi lễ trọng. Nhóm chúng tui là nhóm mặc đồng phục đánh trắc nhịp nhàng đi sau kiệu rước.
Hôm đó Cậu cho làm toán chạy. Liên tiếp mấy bài tui về nhất. Một bài viết chính tả tui cũng đứng đầu về không bị lỗi. Cậu thưởng cho tui quyển "Thế Giới Tự Do" và một cuốn sách truyện tựa đề "Mài dao dạy vợ".
Tui mừng lắm. Hí hửng về khoe với ba ,má tui. Năm đó chú Sáu tui vào thăm, lúc chú về hai quyển sách đó không cánh mà bay. Tui tìm khắp nơi không có. Ba tui mới cho biết chú đã xin ba tui đem về cho con chú. Tui giận và ghét chú lắm. Tui khóc không chịu ăn cơm luôn, ba tui hứa mua cho tui quyển sách khác, nhưng tui không chịu. Đầu óc trẻ thơ tui đâm ra giận luôn mấy chú người Bình Định ba tui đang cưu mang để tìm việc làm.

Kỷ niệm đó hằn in trong tôi vì sau đó Cậu Ruẫn đã bị phe bên kia về thủ tiêu kèm theo bản án. Trường học đóng cửa và các chú người cùng quê không còn làm kẹo kéo vào trường bán cho học trò tụi tui. Mợ Ruẫn và các con sau đó đùm túm nhau bỏ làng quê đi đâu không biết.(Xem tiếp phần 3)