Khi
má tui ra quê chồng đón nội vào Nam. Má kể về quê chồng như sau:
Làng
quê nghèo lắm. Má phải làm mâm cơm cúng gia tiên và chào hỏi họ hàng bên
chồng. Má đi chợ mua thức ăn. Chợ xa lắm mà chỉ có đi bộ mà thôi. Má gánh một
gánh tiền Hồ, lội qua mấy cánh đồng men đường núi. Tiền xài như giấy rác, một
gánh tiền mua một gánh thức ăn đem về.
Má
đem nội vào Nam, đi bệnh viện mỗ mắt và phụng dưỡng nội cho đến cuối đời. Nội
mất thọ 94 tuổi, lúc đó má tui gần 70.
Tôi
chưa về quê nội lần nào vì thời buổi chiến tranh, tui lấy chồng xa rồi bao
nhiêu biến cố xảy ra, tui trở thành người bỏ quên quê cha đất tổ.
Mỗi
khi có ai nói về dân Nẫu tui lại cười cười vì mình cũng là dân nẫu. Một quê
hương không xa mấy mà chẳng được một lần về. Nơi đó, người dân hiền lành,
chân chất, cục mịch nhưng thẳng ngay và trực tính. Giọng nói của ba tui hay
các chú đều chậm rãi, từ từ nhưng nhấn mạnh những gì quan trọng. Nó toát ra
một cái gì chính chắn và uy nghiêm. Cho nên, dù ba tui không nói nhiều, nhưng
khi ông chỉ cái ghế bảo "Ngồi xuống" là tụi tui khiếp vía thấy mình
có lỗi và ân hận đã làm ông phiền lòng.
Đôi khi người ta dùng từ "Người Nẫu" có ngầm ý chê bai. Nhưng đó chỉ là phân biệt vùng, miền kỳ thị lẫn nhau. Người Bình Định hiền lành, thiệt thà không điêu ngoa hay xảo ngữ, cho nên hay bị người miền khác lừa. Có câu thiên hạ hay ví von: Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo, Bình Định co ro. Thừa Thiên ăn hết. đã nói lên cái tính thiệt thà, chơn chất tiện tặn của người xứ nẫu quê tui.
Ba tui là người Nẫu. Một người cha
hiền lành, cần cù và trung thực. Tôi hãnh diện về cha tui. Hãnh diện khi
trong người mình cũng có gốc gác người nẫu.
Tui không đủ ngôn từ để nói về Dân Nẫu của tui. Tui xin mượn đoạn kết của bài viết mà tui không biết tác giả để kết thúc bài viết này. Cám ơn tác giả đã cho |
tui tìm về quê nội và thương vô cùng xứ Nẫu của tui. (xin
trích.)
Hồi
nhỏ, mỗi lần tôi làm điều gì không đúng, ông nội tôi thường nói: “đửng làm
dẫy, nẫu cừ” (đừng làm vậy, người ta cười), nhưng cũng có khi ông nội cho tôi
thoải mái, muốn làm gì thì làm, kể cả vấn thuốc rê của ổng ra sân ngồi hút
phì phà như người lớn, vì: “nẫu cừ thì kệ nẫu cừ, nẫu cừ lạnh bụng, hở mừ cái
răng”. Dân Nẫu đúng như giọng xứ Nẫu, hiền nhưng cộc cằn, phóng khoáng nhưng
ngang ngạnh, tình cảm nhưng hơi thô kệch…
Dân Nẫu đi đến đâu cũng là “dân nhà quê”, học hành đến mấy vẫn không trút được cái gốc “nẫu” của mình. Nẫu không khôn ngoan, khéo léo như người Bắc. Nẫu không dịu dàng, lịch lãm như người xứ Huế. Nẫu cũng chẳng rộng rãi, vô tư như người Nam. Nẫu là Nẫu. “Nẫu dzẫy” (nậu vậy), Dân Nẫu không quan tâm người khác nghĩ gì về mình, tốt xấu gì cũng mặc, “kệ nẫu”. Cho nên dân Nẫu đi xứ khác làm ăn bị thiệt thòi nhiều, ít bạn, nhưng nếu có bạn, nẫu sẽ sống chết với bạn... (hết trích).
Cho
nên bạn hãy yên tâm khi kết bạn với người nẫu. Họ thiệt thà, chơn chất nhưng
tốt bụng. Họ sẽ là những người bạn đáng tin cậy.
Hãy
tin tui đi. Vì tui cũng là "người nẫu"
NGUYỄN THỊ THÊM |
Saturday, March 21, 2015
Bút Ký: TUI LÀ DÂN NẪU (4) - NTT
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment