Saturday, April 26, 2014

Bút ký - NIỀM ĐAU THÁNG TƯ - Anh Hồ



Chiều 26 tháng 4 của 1975, một chiều cuối tuần, chưa dứt vòng hai của chai Martell vừa mở thi pháo đạn đã rền vang. Pháo bầy từng chập nổ rền, rung chuyển cả khu phố Quận.
Tôi nói: - Sau pháo bầy có lẽ là tăng sẻ đến đó ba! Tiếng nghiền xích thép ồn ào chuyển động. Cứ mong là tăng của trường Thiết Giáp áp trận án binh… Qua song cửa sắt – xanh đỏ sao vàng đang rung cầm cập trên đoàn xe di chuyễn. Việt Cộng đã vào đến nơi rồi Ba ơi. Tiếng hét báo động của tôi vang lên. Tất cả mọi người không ai bảo ai đều nhảy lên xe hướng về tỉnh lỵ… Rải theo đường bao xác người vun vãi ngổn ngang… đạn pháo bạo tàn giết chết dân oan…
Qua chi Cảnh Sát, tôi đã thấy một tăng sao vàng gục đầu vào lô cốt- M72 đã vùi xác một bạo tăng. Trăng 16 sáng soi lồ lộ theo đoàn xe của người chạy nạn.. tăng sao vàng cũng rình rập chạy theo sau.
Nơi ghi dấu chiến trận kinh hoàng của đêm 26 tháng Tư là Làng Cô Nhi Long Thành. cạnh Phật Tích Tòng Lâm dọc theo quốc lộ 15 – Tăng sao vàng đã chĩa sung bắn trực xạ vào đoàn dân và xe chạy nạn! Xác người văng xả, tiếng thét vang inh ỏi, bóng trăng vẫn hững hờ soi đường cho đoàn người hơ hãi không biết đâu là nơi ẩn trú. Thật bất hạnh thay, xe chúng tôi có cả gia đình của ông bà chủ tiệm sách Châu Hải lãnh một quả lựu đạn pháo của tăng sao vàng ở phía sau bắn tới. Tiếng rên xiết, khóc gào sao nghe thân thuộc, thì ra vợ tôi đã bị gãy xương chân máu trào lai láng. Ba của tôi mặt vung vãi đầy những máu tươi, em của tôi- Thu Vân – đang dãy dụa rên la máu hồng loang

 tràn bờ ngực… người giúp việc nhà họ Châu đã chết, thêm ai đó cũng đã ra đi… kinh hoàng cả khu chiến rận… đạn nổ vang rền, khóc la thảm thiết. Tôi cột chân vợ tôi lại bằng chiếc áo “ba đờ suy” mà tôi thường mặc. Em ráng chịu đau - giữ dùm Khang ( con trai tôi), anh lại giúp cho Thu Vân. Em gái Thu Vân - bờ áo vải máu loang phập phồng hơi thở lạ… Ôi! Má ơi! Thu Vân đã bị lủng buồng phổi trái rồi. Tiếng thều thào của em : Anh hai… cùng hoà quyện vào bao tiếng rên la thảm thiết. Phật trời ơi sao không cứu chúng con… chập chờn sinh tử. trong bể đạn hung tàn.Trăng soi sáng tôi thấy đôi mắt Vân đã khép! Bờ ngực không còn hơi thở trào ra. -Em Vân đã mất rồi Ba Má ơi !!!, chị hai của Vân thét gào trong thống khổ, lê lết chân gãy đầy máu tươi ráng sức đến bên em mình. Tôi ngẩn đầu nhìn vầng trăng 16 sáng soi… mặc cho nước mắt tuôn tràn, hai tay nắm chặc hai chùm cỏ may để không quỵ ngã.. Vân ơi!.. Cùng tiếng nấc – con tôi, mẹ tôi, ông tôi, cháu tôi… chết rồi, chết rồi, vang lên mọi phía…
Hai tăng sao vàng cũng bị gục chết tại cổng vườn mít Thái Lan. Thiết Giáp Tăng đã đáp lời than oán, bắn đốt bạo tăng, rửa hận cho dân oan!...
…đêm tỉnh thức vô thường trong sống chết. Ngồi thẩn nguời trên cỏ may , cầu khẩn bình an , đưa oan phách khí tính của bao người vừa gục ngã…
Chiến tranh bạo tàn thảm khốc quá trời đất ơi! Nhớ mà thường đêm hãi hùng của xứ Bưởi, Mít, Sầu riêng… bao vành khăn tang cho Long Thành chiến trận…không là sầu riêng mà là sầu chung lo Long Thành cả Quận!!!

Viết để nhớ niềm đau tháng 4/1975


Bút Ký: DƯ ÂM NGÀY MẤT LONG THÀNH (Kỳ 1) - Đoan Ngọc



18/4/1975
Gió chợt đứng khi loài người say máu,
Đất tanh màu khi dã thú tràn lan,
Sóng khơi nổi dậy điên cuồng,
Loài người sao lại lánh xa loài người???

Trường Thùy-Vân mấy tuần nay đã đầy ắp người chạy lánh nạn cộng-sản tạm trú, giáo-viên thay nhau trực và phân phối thực phẩm cho đồng-bào miền Trung….
Người lớn thì mòn mõi xơ xác, còn trẻ thơ thì khóc suốt ngày đêm thật não nuột
Em hãy nín mà cười tươi em nhé
Khóc làm chi tơ vò ruột mẹ đấy em
Em diễm phúc còn cha bồng mẹ bế,
Nhìn mẹ kìa, cạn bầu sữa nóng, mắt trỏm lơ..                                      8/200475
Học-sinh không được đến trường nên thường kéo đến nhà trọ chúng tôi từ sáng sớm.  Cô theo trò dạo biển hít thở không khí trong lành và tập nhìn mặt cát ướt để vít những con ốc to tròn cở đầu ngón tay đem về xào… Mãi dán mắt nhìn bãi cát theo từng bước chân, thật khó nhận được sự khác biệt của những mô cát tròn nhỏ mỗi khi nước vào và rút ra thật nhanh, chợt tiếng các em la to: “cô ngừng lại, coi kìa”.. Tôi thắng thật gấp và nhìn trước mặt, xác một người đàn ông đã chương tròn lên!!!
Một xác chết dơ tay cầu cứu!
Nét hãi hùng in mãi nào nguôi!
Vì đâu anh lại viễn du,
Vì đâu anh hận nghìn thu vẫn còn ???!!!
                                                   20/0475
25/4/1975
Lòng tôi như lửa đốt, vào ra cũng không nguôi.  Cuối cùng tôi nói với Trường-Thọ hãy trực trường dùm mình về nhà xem có chuyện gì không?
Mấy tiếng đồng hồ mới về đến Long-Thành.  Xuống xe đò tôi vội vã bước về nhà.
… Quán chỉ có 3 người lính mặc đồ tác chiến, một người ốm và cao đeo 2 hoa mai đen áo quần mới cáo cạnh nói huyên thuyên (giọng trung Huế).  Một người nữa ngồi đối diện bên cạnh người cảnh sát dã chiến thì im lặng nghe.  Một người thấp đứng trước nhà cạnh lề đường, cạnh chiếc xe jeep nhìn về hướng văn phòng xã Phước-Lộc (trước trường THLT), tay cầm viết ngắm nghía như ghi tọa độ trên tấm bảng (nếu dở miếng ny long trong lên là xóa tất cả).  Riêng người cảnh sát hơi mập, cặp mắt cứ len lén nhìn vào bên trong nhà tôi, ngồi mà như nhấp nha nhấp nhỏm.



Tôi cũng thấy như có một cái gì không phải với cảnh tượng trước mắt, nhưng vì vừa vượt qua mấy tiếng đồng hồ trên xe đò nên tôi mệt nhừ, vừa vào nhà các em lại giao quán đi ngay nên tôi chỉ quan sát mà không biết làm gì.  Cái ông huyên thuyên nọ lại bắt chuyện qua tôi: “cô có dầu bà Năm Sa-Đéc không?  (Tôi đưa chai dầu con sóc) Đây là dầu bà Năm Sa-Đéc đây cô ngửi xem mùi của bà Năm Sa-Đéc đó… (Tôi nghiêng đầu né mà bực mình lắm) Cô còn bia không?  lấy bia ở đâu vậy?  … Ướp sẵn để sáng mai chúng tôi ghé uống…
Ông ta lấy tiền ra trả, một cọc giấy năm trăm đồng màu xanh dầy mới toanh càng làm tôi phân vân hơn.  Người cảnh sát thì vẫn với trạng thái đó, khi bước theo mọi người lên xe mà cũng nhìn lại tôi với ánh mắt kỳ lạ… Chiếc xe bốn người trực chỉ hướng Bình-Lâm…
Tôi vừa dọn dẹp vừa nghĩ đây có phải là lính thật không?  Họ đến đây bao lâu rồi?  Sao hành động họ lạ quá?  Ông cảnh sát thì có cặp mắt như cầu cứu mà nói chẳng được…. Tôi hoang mang quá mà chẳng có ai để kịp nói ra…
Rồi sau đó tiếng đạn VC pháo kích vào quận Long-Thành.  Tiếng đạn như bay trên đầu.  Ai nấy vội vả chạy vào hầm tránh đạn.  Khoảng nửa tiếng sau tôi nghe tiếng người nói như giọng ông lính cao, rồi như có một nhóm người đặt súng lớn nơi người ghi tọa độ mà bắn vào hướng chi khu.  Sự yên lặng của mọi người trong gia đình nên tôi nghe rõ giọng nói của những nhà bên cạnh và phía sau nhà, thì ra họ mở cửa đón giặc.  VC đã vào bằng con hẽm cạnh nhà tôi, nó kéo dài xuống suối Bến Sưởng thông qua tiệm chú Ốm, rạp hát… mà những nhà xung quanh đó là chồng, là cha của những người tập kết hoặc chồng Bắc vợ Nam.
Tiếng ơi ới của những người hàng xóm bảo phải di tản ra miệt vườn để tránh máy bay oanh tạc.
Chúng tôi ra khỏi hầm thì kìa hai người bộ đội mặt còn non choẹt vô nhà tôi lúc nào, đang bàng hoàng ngơ ngác ngước nhìn nhà tôi.  Lúc nầy giá tôi có đâm cậu ta một nhát thì dễ biết mấy.  Nhưng nhìn thấy họ với ba lô cây cuốc đeo trước ngực, ngơ ngẩn trước mặt mình dạ tôi chợt chùn lại.  Cơn giận tôi chợt tan mà thấy thương cho lứa tuổi thơ dân miền Bắc vì sự lừa phỉnh của chế độ mà họ đã bị lùa vào miền Nam …
Tôi chợt hiểu và chợt hiểu!!!!  Rồi thầm thương vô vàn lứa tuổi của mình, vừa rời ghế nhà trường bao người bạn đã ra đi vĩnh viễn sau ba tháng quân trường nơi đơn vị.  Nước mắt nhỏ vào tim mà thầm biết rằng chỉ có những người đầu não là đáng xử tội, còn tuổi trẻ nầy nằm xuống thì những lớp lớp sau vẫn bị ép bức, lường gạt “sinh bắc tử nam”; dân quê miền Nam thì bị lùa theo họ để tải thương, làm bia đỡ đạn.  Tuổi học sinh thì phải đem truyền đơn dấu trong bàn học, mua thuốc, làm khai sanh v.v.. cho họ.  Không hiểu trong trường mình có ai đã có cái dĩ vãng nầy không?





Bút Ký: DƯ ÂM NGÀY MẤT LONG THÀNH ( Kỳ 2) - Đoan Ngọc



… Tôi nghĩ họ đã vào được LT rồi thì kể như miền Nam hết rồi, thế nên tôi cứ trốn đi ngược trở lại nhà, nhưng ba tôi cứ trở về nhà bắt tôi đi theo dòng người đi ngược về đường xe xuyên ra quốc lộ 15 hướng về xóm vườn Phước Nguyên, Tam-An…
  Người ta bồng bế nhau đi tránh đạn.  Ngang qua chi khu chúng tôi nhìn thấy anh nghĩa quân bị thương chân, máu me bê bết, chống tay nghiêng người nhìn ra đường miệng vẫn hô: “đả đảo cs…” thằng em tôi quay lại cỏng anh ấy vào quân y, còn chúng tôi vẫn tiếp tục trôi theo đoàn người di tản, nghe nói Phụng là tên anh ấy… Ba tôi dẫn chúng tôi vào tạm trú ở nhà người bạn ở Phước-Nguyên.  Từ nơi đó tôi vẫn vọng hướng về quận… Màn đêm đã bao phủ khắp nơi…

27/4/1975
   Vừa hừng sáng tôi đã nhất quyết trở về nhà một mình.  Nhìn chợ LT tim tôi tan vỡ!  Bước vô nhà thật hãi hùng, mọi thứ đều nằm trên mặt đất, phân hòa lẫn quần áo, tủ khóa mở tung, tất cả mọi thứ quý giá đều bị cướp sạch, cả chiếc xe đạp đi làm họ cũng lấy, mà sau đó nhận diện được từ những căn nhà tường cao rắn chắc….

Sáng ra họ đã lái xe đi tới lui, chúng tôi đứng trước nhà mà đau lòng quá.  Nơi mình sinh ra mà nay họ vào nhởn nhơ bắt mình xóa cờ trên cửa, cho mình có tội… Ôi xót xa dường nào!!!

Hinh và tôi đã họp lại đi theo đoàn quây phim của VC, họ giả làm lính với nón cối, xe jeep, đeo cửa xe mà cầm súng sáu bắn đồng bọn té nhào, đưa chân vẫn còn mang dép râu lên tự tố cáo đó là lính mang dép râu, ở ngã ba ông Tồn họ đốt vỏ xe làm như đã bắn được lính mình… tôi và Hinh cười sự ngụy tạo đó với bao xót xa… Nhìn mặt hai đứa tôi họ đuổi chúng tôi vào nhà…
Bấy giờ thì bao nhiêu người hiện nguyên hình là nội thành “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. 


… Bạn tôi trở về từ xứ Bắc, đã mất tích năm 1968.  Chúng tôi xuống thăm, nó kéo tôi ra một góc thì thào: “Mỹ Nguỵ tàn ác lắm… nó bắt người hãm hiếp phụ nữ v.v..”  Tôi đớn đau nhìn nó mà xa xót “chỉ có 7 năm mà mày biến dạng khủng khiếp thế sao?” Chúng tôi lặng lẽ ra về!

     Còn mình, những người đã chấp nhận thà chết trong rừng sâu, trên biển cả, còn hơn sống với cs, những người đã đưa miền Nam mình từ 1975 trở về lạc hậu như đầu thế kỷ 19, có những thay đổi khủng khiếp như thế chăng? 
     Nước mình mất vì ai?  Vì tất cả chúng ta, những kẻ đã tiếp tay bằng cách nầy hay cách khác.  Người trí thức thì vì danh lợi.  Người dân quê vì ép buộc, gạt gẫm… Nước mình mất là một bài học vô cùng thực tế, không chỉ cho nước mình mà cho tất cả thế giới cùng hiểu thế nào mặt thật của chủ nghĩa cs. 

“Các bạn đừng buồn, vì nếu tiếp tục đánh nhau thì tuổi trẻ cứ bị chết oan uổng, người dân cứ bị lường gạt.  Bạn là đồng minh mà biết nói lời xin lỗi tôi vì đã thua trận nên người Việt-Nam mới khổ.  Bạn buồn và mắc cở?  Đừng nên như thế, bạn buồn một còn tôi buồn gấp vạn lần.  Vì thân tôi ở đây, còn tứ chi tôi đã bị cắt rời lưu lạc khắp thế giới, có cái đau buồn nào hơn cái đó không?  Tôi buồn ghê lắm, đồng thời tôi cũng vui.  Vì Việt-Nam là nạn nhân trong cuộc chiến cho tự do.  Sau nầy dân Việt sẽ biết mặt thật của chủ nghĩa cs, họ sẽ không còn sống với ảo vọng mà anh em tàn sát lẫn nhau.  Còn trên thế giới sẽ có sự thay đổi qua sự lưu lạc thà chết còn hơn sống chung với cs….”  1980

Nơi quê hương thứ hai, tại sao chúng ta không có chung một cái tết nguyên-đán?  Tại sao chúng ta không có chung một ngày quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa mà trong đó các sắc lính đều tề tựu dưới một lá cờ vàng với 3 dòng máu Bắc Trung Nam?  Tại sao chúng ta cứ quây quần với tiệc tùng nhiều hơn hành động?  Thế hệ tiếp nối phải hiểu phải quý bài quốc ca, trân trọng lá cờ quốc gia, có bao người đã làm điều nầy trong sự đơn thuần nghiêm trang cho chính con cháu mình nhỉ!

Đừng trách ai cả, mà hãy nhìn chính mình. Mình có thấy được chính mình chưa?
Người đứng ra vì dân vì nước dù một vài năm mình cũng phải kính trọng.  Nhìn lại, mình chưa bao giờ đặt niềm kính trọng một người tổng thống nước mình cả.  Họ làm được gì khi chung quanh đều có những kẻ nối giáo cho giặc.  Dù một hộp quân tiếp vụ nhỏ cũng là bất chính, dù bán một mảnh bằng nhỏ cũng là một vết nhơ, dù để tâm hiềm khích nhau vì cái lợi riêng tư cũng là xấu xa…
  Bao giờ nước mình thoát khỏi đao binh!!!!
(còn tiếp)