Saturday, April 26, 2014

Bút Ký: DƯ ÂM NGÀY MẤT LONG THÀNH (Kỳ 1) - Đoan Ngọc



18/4/1975
Gió chợt đứng khi loài người say máu,
Đất tanh màu khi dã thú tràn lan,
Sóng khơi nổi dậy điên cuồng,
Loài người sao lại lánh xa loài người???

Trường Thùy-Vân mấy tuần nay đã đầy ắp người chạy lánh nạn cộng-sản tạm trú, giáo-viên thay nhau trực và phân phối thực phẩm cho đồng-bào miền Trung….
Người lớn thì mòn mõi xơ xác, còn trẻ thơ thì khóc suốt ngày đêm thật não nuột
Em hãy nín mà cười tươi em nhé
Khóc làm chi tơ vò ruột mẹ đấy em
Em diễm phúc còn cha bồng mẹ bế,
Nhìn mẹ kìa, cạn bầu sữa nóng, mắt trỏm lơ..                                      8/200475
Học-sinh không được đến trường nên thường kéo đến nhà trọ chúng tôi từ sáng sớm.  Cô theo trò dạo biển hít thở không khí trong lành và tập nhìn mặt cát ướt để vít những con ốc to tròn cở đầu ngón tay đem về xào… Mãi dán mắt nhìn bãi cát theo từng bước chân, thật khó nhận được sự khác biệt của những mô cát tròn nhỏ mỗi khi nước vào và rút ra thật nhanh, chợt tiếng các em la to: “cô ngừng lại, coi kìa”.. Tôi thắng thật gấp và nhìn trước mặt, xác một người đàn ông đã chương tròn lên!!!
Một xác chết dơ tay cầu cứu!
Nét hãi hùng in mãi nào nguôi!
Vì đâu anh lại viễn du,
Vì đâu anh hận nghìn thu vẫn còn ???!!!
                                                   20/0475
25/4/1975
Lòng tôi như lửa đốt, vào ra cũng không nguôi.  Cuối cùng tôi nói với Trường-Thọ hãy trực trường dùm mình về nhà xem có chuyện gì không?
Mấy tiếng đồng hồ mới về đến Long-Thành.  Xuống xe đò tôi vội vã bước về nhà.
… Quán chỉ có 3 người lính mặc đồ tác chiến, một người ốm và cao đeo 2 hoa mai đen áo quần mới cáo cạnh nói huyên thuyên (giọng trung Huế).  Một người nữa ngồi đối diện bên cạnh người cảnh sát dã chiến thì im lặng nghe.  Một người thấp đứng trước nhà cạnh lề đường, cạnh chiếc xe jeep nhìn về hướng văn phòng xã Phước-Lộc (trước trường THLT), tay cầm viết ngắm nghía như ghi tọa độ trên tấm bảng (nếu dở miếng ny long trong lên là xóa tất cả).  Riêng người cảnh sát hơi mập, cặp mắt cứ len lén nhìn vào bên trong nhà tôi, ngồi mà như nhấp nha nhấp nhỏm.



Tôi cũng thấy như có một cái gì không phải với cảnh tượng trước mắt, nhưng vì vừa vượt qua mấy tiếng đồng hồ trên xe đò nên tôi mệt nhừ, vừa vào nhà các em lại giao quán đi ngay nên tôi chỉ quan sát mà không biết làm gì.  Cái ông huyên thuyên nọ lại bắt chuyện qua tôi: “cô có dầu bà Năm Sa-Đéc không?  (Tôi đưa chai dầu con sóc) Đây là dầu bà Năm Sa-Đéc đây cô ngửi xem mùi của bà Năm Sa-Đéc đó… (Tôi nghiêng đầu né mà bực mình lắm) Cô còn bia không?  lấy bia ở đâu vậy?  … Ướp sẵn để sáng mai chúng tôi ghé uống…
Ông ta lấy tiền ra trả, một cọc giấy năm trăm đồng màu xanh dầy mới toanh càng làm tôi phân vân hơn.  Người cảnh sát thì vẫn với trạng thái đó, khi bước theo mọi người lên xe mà cũng nhìn lại tôi với ánh mắt kỳ lạ… Chiếc xe bốn người trực chỉ hướng Bình-Lâm…
Tôi vừa dọn dẹp vừa nghĩ đây có phải là lính thật không?  Họ đến đây bao lâu rồi?  Sao hành động họ lạ quá?  Ông cảnh sát thì có cặp mắt như cầu cứu mà nói chẳng được…. Tôi hoang mang quá mà chẳng có ai để kịp nói ra…
Rồi sau đó tiếng đạn VC pháo kích vào quận Long-Thành.  Tiếng đạn như bay trên đầu.  Ai nấy vội vả chạy vào hầm tránh đạn.  Khoảng nửa tiếng sau tôi nghe tiếng người nói như giọng ông lính cao, rồi như có một nhóm người đặt súng lớn nơi người ghi tọa độ mà bắn vào hướng chi khu.  Sự yên lặng của mọi người trong gia đình nên tôi nghe rõ giọng nói của những nhà bên cạnh và phía sau nhà, thì ra họ mở cửa đón giặc.  VC đã vào bằng con hẽm cạnh nhà tôi, nó kéo dài xuống suối Bến Sưởng thông qua tiệm chú Ốm, rạp hát… mà những nhà xung quanh đó là chồng, là cha của những người tập kết hoặc chồng Bắc vợ Nam.
Tiếng ơi ới của những người hàng xóm bảo phải di tản ra miệt vườn để tránh máy bay oanh tạc.
Chúng tôi ra khỏi hầm thì kìa hai người bộ đội mặt còn non choẹt vô nhà tôi lúc nào, đang bàng hoàng ngơ ngác ngước nhìn nhà tôi.  Lúc nầy giá tôi có đâm cậu ta một nhát thì dễ biết mấy.  Nhưng nhìn thấy họ với ba lô cây cuốc đeo trước ngực, ngơ ngẩn trước mặt mình dạ tôi chợt chùn lại.  Cơn giận tôi chợt tan mà thấy thương cho lứa tuổi thơ dân miền Bắc vì sự lừa phỉnh của chế độ mà họ đã bị lùa vào miền Nam …
Tôi chợt hiểu và chợt hiểu!!!!  Rồi thầm thương vô vàn lứa tuổi của mình, vừa rời ghế nhà trường bao người bạn đã ra đi vĩnh viễn sau ba tháng quân trường nơi đơn vị.  Nước mắt nhỏ vào tim mà thầm biết rằng chỉ có những người đầu não là đáng xử tội, còn tuổi trẻ nầy nằm xuống thì những lớp lớp sau vẫn bị ép bức, lường gạt “sinh bắc tử nam”; dân quê miền Nam thì bị lùa theo họ để tải thương, làm bia đỡ đạn.  Tuổi học sinh thì phải đem truyền đơn dấu trong bàn học, mua thuốc, làm khai sanh v.v.. cho họ.  Không hiểu trong trường mình có ai đã có cái dĩ vãng nầy không?





No comments:

Post a Comment