Friday, May 30, 2014

Bút ký: THẰNG EM - Nguyễn thị Thêm




Thế là thằng em út của tui đă thành ông ngoại.

Một ông ngoại cực kỳ mê cháu.

Tui thì đủ nếp đủ tẻ, còn nó chỉ có một cô con gái rượu. Cho nên nó cưng như ngọc như vàng. Nó kể chuyện như vầy:

-Chị biết không hồi bé Thảo còn nhỏ nó thính tai cực kỳ. Em đưa nó vào giường trong phòng riêng của nó, em rủ khe khẻ. Nó ngủ yên. Em đứng một hồi lâu lắm. Nó ngủ say thiệt là say. Em nhẹ nhàng ngồi xuống, bò từ từ ra khỏi phòng. Tới gần cửa thi nó giật mình khóc ré lên. Em lại chạy vào ru tiếp. Mỗi đêm mệt cầm canh.

Khi gửi cháu đi học vườn trẻ lần đầu tiên, em tụi kể thật tội nghiệp. Nguyên một tuần lễ phải đi học cùng con. Ngồi bên ngoài cho nó thấy có ba nó mới không khóc.

Nuôi con cực khổ như vậy nhưng cũng xứng đáng vì cháu tui rất ngoan và xinh đẹp. Bây giờ cháu đã là một nha sĩ, có chồng và có con đầu lòng. Em tui bắt đầu lại sự nghiệp chăm trẻ con đã bị gián đoạn mấy chục năm.
Bây giờ em tôi lấy hưu non, mỗi tuần nó chỉ đi làm có 2 ngày còn ba ngày tình nguyện ở nhà giữ cháu ngoại cho mẹ nó đi làm.

Có nhìn đôi mắt say sưa của em tụi kể về cháu nó, mới thấy tất cả tình thương của ông dành cho cháu. Ông lo cho cháu từng miếng ăn, từng giọt nước uống, nó mua cam ngọt từ vườn ở địa phương về và mỗi ngày vắt nước cho cháu uống. Tất cả tâm tư của em tui đổ dồn về đứa cháu bé bỏng của minh.

Phone trong nhà em rút dây khi cháu ngủ. Sợ phone reo đánh thức cháu mình. Mỗi khi tui gọi sang bằng phone tay nó nói nho nhỏ:
-Sophia đang ngủ, chị nói nhỏ thôi nghen.

 Úy trời! phone tay mà nói cũng không dám nói lớn.

Nồi cơm điện ở nhà thuộc loại xịn. mỗi khi cơm chín thì nghe tiếng nhạc báo. Ngày xưa lấy âm thanh đó làm vui, bây giờ nó đem nồi cơm xuống garage kẻo nhạc vang lên đánh thức cháu. Mỗi lần ăn cơm, xuống garage mà múc.
Cháu khó ngủ, nên muốn dỗ giấc ngủ của cháu thì bỏ nó vào xe và đẩy loanh quanh trong garage (nó đem


xe nó đậu bên ngoài) rồi hát nhạc tình Vietnam ngày xưa để ru cháu (em tôi thời còn học trung học củng là một tay văn nghệ). Khi trời lạnh em tụi mua một cái máy heat để trong garage để sưởi ấm cháu, mùa nóng thì nó mở máy lạnh trong nhà rồi mở cánh của thông ra garage để hơi lạnh thổi ra cho mát cháu.  Nó đẩy cháu vòng vòng chờ tới khi ngủ say mới dem vào trong nhà.

Phòng khách ngày trước trang trí rất mỹ thuật, bây giờ em tụi lại làm một chuồng vuông vức đầy đồ chơi cho cháu chơi và không cho cháu trèo ra ngoài .

Một hôm đang đứng nấu ăn. Nó nghe 'Ông ,Ông" thì ra con bé đã vượt qua được vòng rào cản thoát ra ngoài. 
Khi đã đủ sức vượt tuyến thì không thể nào ngăn được.

Cháu như một con sóc bò lên cầu thang, ông lại chạy theo. Cháu xuống, ông lại xuống. Cả ngày hai ông cháu chơi cút bắt đến mệt nhoài.
Cháu như một con chim tập bay, tập nhảy, ông như một thiên thần hộ mệnh đi theo bảo vệ. Cháu càng vui chơi, thì ông càng vất vả, mệt đừ.

Tính đến hôm nay, cháu ngoại của em tui tròn hai tuổi. Hai năm hạnh phúc vui cùng cháu cưng, em tụi sụt hết mấy lbs. Bây giờ em thon thả hơn, hạnh phúc hơn trong tiếng cười dòn thật ngây thơ với mấy tiếng "I love you ngoại" thật dễ thương.

Happy Birthday cháu Sophia của bà cô.

Chúc mừng cậu Mười đã có cháu ngoại thật ngoan, dễ thương và xinh đẹp.

NGUYỄN THỊ THÊM

23/5/2014

Saturday, May 24, 2014

Thơ: LẠY PHẬT - Nguyễn Thị Thêm



Thơ: THUNG LŨNG HOA VÀNG - T.H.T.H

Hồi Ký: THÌ THẦM - TKP




    Tháng 3 Quý-Mão năm nào trời đã mưa như trút, và đàn con dại nước mắt cũng lả chả rơi đến khi lịm đi trong giấc ngủ dại khờ.  Ngày đó má đã lìa xa chúng con mãi mãi!

     Dáng má gầy cao, đôi mắt to hiền lóng lánh, vầng trán in ẩn của sự thông minh hiếu học, cái thuở mà ông hiệu trưởng mời má ra làm cô giáo, nhưng đàn con hơn 7 đứa nên má đã làm bổn phận thương yêu chăm chút cho đàn chim nhỏ bé đó thôi. 

     Mờ sương má đã ra chợ mua trái cây, thực phẩm.. để chuẩn bị cho chiếc xe nước đá đầy đủ những món giải khát ngon lành: đậu đỏ bánh lọt, hột ư hột é, rau câu hột lựu, xưng xâm xưng sáo, phổ tai, cơm rượu, chuối, mãng cầu xiêm, xá xị, bạc hà, chuối già … dạo mà cây xăng ông Tồn vẫn chưa có mãi đến chiếc xe nước đá trụ trước giếng nước quận thì má không còn nữa.  Cứ lẻo đẻo, len lách trong giòng người đông đúc sau má mà con cảm thấy hạnh phúc lắm khi cầm phụ được thứ gì để đem gởi trong gian hàng bà Mười bán chiếu, nồi niêu son chảo… đối diện trước nhà thầy Phúc trong chợ…

     Những quyển tập của những đứa con luôn được má chuẩn bị thật đẹp với bìa bao thẳng thóm.  Màu mực tím với nét chữ cứng đẹp cẩn thận đề tên trường lớp, môn và niên học trên góc phải trang giấy đầu tiên lồng trong khung kẽ đậm lợt trang điểm cành hoa lá ôm trọn góc mảnh mai mới xinh đẹp làm sao.  Nét chữ đầu đời được má dịu dàng cầm tay in từng dòng theo năm tháng.  Rồi cứ đầy quyển tập má lại cất giữ chúng trong chiếc thùng giấy đật vào một góc trên căn gác nhỏ.  Để rồi khi biết đọc biết viết tôi thường hay lên ngồi mở từng trang tập cũ của chị tôi mà trầm trồ quý mến, những trang nữ công thêu thật đẹp kết trang vở chị luôn cao hơn 8 điểm (8 là điểm cao nhất), toán luôn đạt điểm 10… Rồi khi má không còn, nơi góc đó vẫn là kho tàng quý báu tôi hay khám phá vào những buổi trưa hè để chợt nhìn thấy được những trang thơ mực tím má viết trên trang hai của quyển tập khuyên con trong cách hành xử của đạo làm người trong gia đình xã hội.  Đọc mà rớt nước mắt mà thương má vô cùng má ơi! 

    

Má cũng có quyển sổ mực tím dầy chép những bài vọng cổ thuở còn mười mấy câu, những vần thơ nhớ mẹ thương cha, những dòng nhật ký thương con thương chồng trong những ngày đau ốm...  Đây là bửu bối suốt cuộc đời thơ dại của con mà khi lìa xa quê hương con luôn nuối tiếc vì không còn được nhìn lại má mình qua nét chữ kính yêu. 
     Con không nhớ được lời ru của má vì dạo ấy con mới lớp năm.  Nhưng ký ức thì hạnh phúc lắm vì hình ảnh của bệ má dưới ánh trăng lung linh hay ánh đèn trong nhà dịu dàng chiếu ra hàng ba, nơi mà đêm đêm bệ má ngồi trên cái ghế bố nói rất nhiều chuyện.  Đàn con đứa nằm trong lòng, đứa dựa, đứa gối đầu chân bệ má thưởng thức những cái bánh tráng phồng, bánh đa thơm mè rưng rức.  Hai con chó vàng Lu-Tô, Lu-Lu cũng nằm cạnh ghế bố, gác mõ lên thềm nghe bệ má kể chuyện.  Gió đêm mát rượi, mùi hoa lài, hoa sứ, hoa thiên lý, điệp vàng, đìệp đỏ, thoang thoảng  ngạt ngào, trăng sao lấp lánh, tiếng nồng ấm của bệ má thân thương sau một ngày cực nhọc bán buôn.  Con chợt tỉnh giấc khi bệ bồng con đặt vào giường, mở mắt nhìn rồi nhắm lại hồn nhiên trong giấc ngủ. 

     Không còn má con buồn con khóc, con rớt đệ thất cái năm má mất.  Những vần thơ đệ thất năm sau dài lê thê nhớ về má.  “Bé P. cứ viết rồi thầy sửa…” Tự đó thầy cô là người thay má dạy con học.  Theo thời gian những vần thơ cũng là nhớ mẹ, nhớ da diết như những vần thơ của má nhớ ông bà ngoại.



Đông về giá buốt lòng con dại,

Thức trắng canh sầu dạ ngẩn ngơ,

Bao năm con trẻ bơ vơ,

Thiếu tình mẫu tử trẻ thơ tủi thầm.

Dâng lên mẹ hương trầm dìu dịu,

Thoảng lòng con ấm dịu phút giây,

Với tình phụ tử còn đây,

Vì con người phải dạn dày mẹ ơi!

                                                                              161067

     Má vẫn về thăm đàn con dại qua những giấc chiêm bao như thật những năm sau đó.  Mãi đến bây giờ dù tất bật với việc làm chồng con, hàng năm cứ vào tháng 3 đàn con vẫn chiêm bao để nhớ rằng giỗ má cuối tháng nầy. 



     Chừ thì đàn cháu nội ngoại cố đứa hoa, đứa trái cây, mì xào, canh khổ qua, đậu hủ chiên xả ớt, cà ri chay… về nhà út của má mà nhìn hình cười vui họp mặt kể chuyện ông bà, con thì “thầm thì” cùng má đây.    


TKP-3/20052014  -                                                             

Sunday, May 18, 2014

Hồi Ký: CHÚNG MÌNH 3 ĐỨA (Phần 3) - NTT





Hè năm đó sau khi thi cử xong, ba tui phán một câu xanh dờn:
-Con Chín học bao nhiêu đó đủ rồi. Ở nhà phụ má mày lo cơm nước.
Tui vốn sợ ba nên tuy ấm ức mà cũng làm thinh. Còn Má tui thú thiệt cũng thương con lắm, nhưng ba tui là vua mà nên bà không dám hé môi.
Tui cả ngày bận rộn với bầy heo của Má. Không đi chơi , không bè bạn vì có còn thì giờ đâu mà la cà chỗ nọ chỗ kia.
Một hôm con Ngọc ( con dì Tám bán hàng ở chợ Bình Sơn) , nó học chung lớp cô Ba với tui vào nhà thăm tui. Nó nói:
-Ủa sao chị không đi coi kết quả. Hôm nay người ta đọc tên chị om sòm . Chị đậu hạng nhứt kỳ thi vào Đệ Thất rồi đó.
Tui đáp tỉnh bơ:
-Ba tui có cho tui đi học đâu mà ra nghe kết quả.
Thiệt ra tui buồn lắm. Tui chỉ thích học. Tui muốn mặc áo dài như người ta. Tui cũng muốn ra phố quận để vui với bạn bè. Thế nhưng tui vốn nhu nhược, không dám cãi lời ba tui. Tui không nói ra nhưng trong lòng tui tủi thân ghê lắm.
Ba tui trọng nam khinh nữ. Mấy anh tui học lơ tơ mơ nhưng ba tui lúc nào cũng quyết cho các anh học tới nơi tới chốn. Còn tui. Hu hu . Cái câu nói bà dì Bảy nói hôm nào cứ xoáy ở trong đầu tui:
-Con Chín đậu Tiểu học là đủ rồi. Học nhiều chỉ viết thơ cho trai chứ ích gì.
Tui giận bả lắm. Nhờ học biết chữ tui mới đọc truyện hàng đêm cho bả nghe. Vậy mà bà không giúp tui. Mấy hôm sau đó tui than nhức đầu không thèm đọc tiếp phần Tiết Đinh San tam bộ nhất bái đi cầu Phàn Lê Huê cho mấy bả nghe nữa.

Gần ngày nhập học, Cô Ba Xuân nhờ chồng cổ nhắn ba tui dẫn tui ra cho cô có chút chuyện.
Cô Ba nói với Ba tui là cô rất hảnh diện có học trò được đậu thủ khoa. Nếu Ba tui không cho học tiếp, cổ sẽ giúp tui học cho xong Trung học Đệ Nhất Cấp. Nhà tui nghèo, cổ sẽ giúp làm đơn xin học bổng. Bốn năm Trung học không tốn kém bao nhiêu đâu.
Trước mắt cổ xin tui lại những quyển vỡ đã học cô trước kia. Tui không biết cô lấy làm gì. Nhưng ơn của cô Ba tui không bao giờ quên.
 Thế là ba tui quyết định cho tui học tiếp. Tui ra về mà lòng còn bàng hoàng không tin ở tai mình.Ba tui dẫn tui ghé tiệm may của bác Ba trên đường vào Bình Sơn. Bác đo đạc và may gấp cho tui mấy bộ áo dài vì gần tới ngày khai giảng.
Ba tui dặn bác Ba may cho tui một cái áo dài xanh, hai áo dài trắng, hai cái quần, một đen, một trắng kèm thêm câu:

-Anh may rộng rộng, trừ hao cho nó bận cả năm.
Buổi tối trước ngày tựu trường Ba tui đem đồng phục tui về. Vì áo đã ủi sẳn nên má tui nói mai mặc đi học luôn. Những đường phấn kẻ vẫn còn hằn lên trên đường chỉ may. Quê thiệt.
Các bạn con nhà giàu không có cảm giác như chúng tui đâu. Áo quần, giày dép đối với họ rất bình thường. Nhưng chúng tui  đó là tất cả những gì mới mẻ và trân quí vô cùng.
Cái áo dài rộng thùng thình vì bận không quen, phần vì may rộng trừ hao, tui như con ngáo ộp khoác áo long bào.
Cứ nghĩ lại hình ảnh ngày xưa của mình mà tui thương tui vô cùng.
Con gái vào tuổi này đã bắt đầu trổ mã để lớn. Má tui bận rộn chuyện nhà và dường như quên đi tui là con gái, có những ước mơ của tuổi mới lớn. Tui đi học với nhiều mặc cảm và đầy lo lắng cho bản thân.  Khi tui bắt đầu có ngực. Má nói:
-Tốt khoe, xấu che. Phải đè nó xuống không cho người ta thấy . Thế là bà may cho tui một miếng vải dài để quấn ém bộ ngực tui lại. Bên ngoài mặc một cái áo lá rồi mới tới áo dài. Khốn nỗi, càng ém cơ thể càng phát triển. Quấn chặt tức ngực chịu không được nên tui đành để nó tung tăng trong cái áo lá. Một hôm ba tui thấy vậy mới la má tui:
-Hôm nào lãnh tiền, người ta đem đồ vô bán, bà mua cho nó cái xú chiêng.
-Xú chiêng là cái gì.
-Là cái áo vú đó. Bi giờ ai người ta cũng bận.
-Tui đâu có biết nó ra làm sao? Ông mua  cho nó đi.
- Cái bà này lạ không.Tui là đàn ông ai mà mua ba cái thứ đàn bà. Bà làm mẹ gì mà hổng biết lo cho con.
Thế là ba má tui lại cãi nhau một trận.
Kỳ tiền đó. Má dẫn tui đi chợ. Chợ phiên rộn rịp đông vui. Má tới hàng bán quần áo và ngồi xuống nói nho nhỏ với chị bán hàng:
-Chị bán cho tui cái Xú chiêng.
- Cở nào chị Sáu?
-Ối! Cở nào cũng được. Gói lẹ lẹ lên. Hổng thôi kỳ lắm.
Các bạn biết không, đó là cái áo ngực đầu tiên trong đời tui. Cái áo ngực đó chị bán hàng bán theo size má tui nên nó bự tổ chảng. Tui bận vô muốn khóc mà không dám .Sợ má đánh mà cũng sợ ba tui biết rồi hai người lại gây lộn. Tui lò mò, tháo ra, sỏ kim may nhỏ lại để mặc đi học. Chỉ một cái áo ngực nhất y nhất quởn suốt một thời gian dài. Khi đi học về thì giặt, Có khi phải ngồi hong lửa cho mau khô ngày mai mặc tiếp. Tui nói má tui mua thêm cho con vài cái nữa. Má tui nói:
-Mua một lần tao mắc cở thấy mụ nội. Thôi khi nào chị Tư mày dìa má biểu nó mua cho.
Thế là tui đành lấy vải vụn tự cắt may cho mình. Và tui sáng kiến làm một sợi dây dài để cột ở phía trước giữ lại cho khỏi tuột.
Có lẽ không ai biết là vào thời điểm đó má tui đã may tay mấy cái quần lá nem cho tui bận đi học. Quần lá nem là loại quần đắp một miếng ở mông, không có cái đường xẻ giữa nên phía sau nó như một cái rổ úp vô. Má nói:
- Như vậy mới che cái mông. Con gái cái ngực và cái mông là phải che cho kín.
Cầm cái quần trên tay nhiều khi tui đã khóc. Tui thấy mình thật tội nghiệp,bị nhiều bó buộc tai quái. Tui thèm có một người chị, một người cở tuổi tui cho tui có chị có em. Má tui chỉ có mình tui là con gái. Bà muốn bao vây tui thật chặt để tui chỉ ở bên bà. Bà sợ tui hư sẽ xấu hổ với mọi người. Bà là một bà mẹ thật vĩ đại nhưng cũng thật quê mùa, đáng thương. Và tui, đứa con gái độc nhất của bà vô tình biến thành nạn nhân.
Cuối cùng, ba tui phải ra tay. Một hôm ông chở mũ cao su cho sở  ở bến Vân Đồn Sài Gòn . Khi về  ông trao cho tui một cái bịch. Ông nói:
-Con gái con đứa cũng lớn rồi, phải mặc mấy cái này. Ba mua cho con mấy cái xú chiêng và mấy cái quần xì líp đó.
Ôi! Ba của tui. Ông dù rất nghiêm khắc nhưng từ ái biết bao nhiêu.
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé để tỏ lòng cám ơn mà không dám.
Ông bỏ đi lên nhà trên mà tui còn đứng đó tần ngần.
Thương cái tuổi mới lớn của tui biết chừng nào.

  Nguyễn thị Thêm
    16/5/14

Friday, May 16, 2014

Bút Ký: NƯỚC MẮT NGƯỜI LÍNH TRẺ - Huỳnh Phạm Nguyễn




... Em yêu, ngay giây phút này nếu em có m đây - bãi chiến trường còn đang bc khói - đưa đôi mt nhìn quanh căn c ca nhng người lính biên phòng em s thy tt c đu đã tang hoang trong cơn bão la.  Trn chiến bt đu t đêm hôm qua kéo dài đến tn chiu nay tht là khng khiếp. Em thy không? Xác chết nm ngn ngang khp nơi, có nhiu xác vn còn đang nm vt vo trên hàng rào km gai, nhiu xác nm cht đng ngay trên nhng bãi mìn chng xe tăng, chng chiến thut bin người quanh căn c.
Em hãy nhìn gần quanh em , Xác chết của những người lính và của những người phía bên kia nằm lẫn lộn cùng nhau trong trận đánh cận chiến cuối cùng mà bọn họ đã mong sẽ chiếm lỉnh được trận địa. Xác những người lính trấn biên mặc quân phục dù hoa nằm ngay cạnh xác những người mặc quần áo kaki màu cứt ngựa. Những đôi giày đinh nằm cạnh những đôi dép Bình Trị Thiên, những chiếc nón sắt lăng lóc cạnh những cái nón cối lổ chổ đầy vết đạn. Máu thịt của những người chết vương vãi trên những công sự phòng thủ, trên ụ súng, trên hố cá nhân và trên cả những giao thông hào.
Bây giờ em hãy nhìn ra sân cờ giữa trại. Ở đó, ngọn cờ gãy gập nhưng vẫn còn treo lủng lẳng trên thân cờ và lá cờ vàng ba sọc đỏ tuy đã rách bươm vẫn cố phất phơ theo từng đợt gió nóng từ đất Lào thổi sang. Dưới chân cột cờ em có thấy không? Xác những Sĩ quan và xác những người lính trại tử trận đã được mang đến và đặt nằm ngay ngắn bên nhau, kế đó là những băng ca và poncho trải dưới đất cho những thương binh nằm. Họ chỉ được băng bó tạm thời và đang chờ trực thăng đến để tải thương. 





Tiếng rên rỉ vì đau đớn, tiếng kêu khóc gọi cha gọi mẹ của họ làm chiến trường càng thêm thê lương tang tóc. Khi người ta đang yên vui hạnh phúc, đang sống an lành thì có mấy ai đã nghĩ nhiều về cha mẹ, chỉ đến khi gặp tai ương trắc trở, gặp hoạn nạn hay khi cận kề với cái chết thì mới nhớ đến mẹ , nghĩ đến mẹ cần mẹ bao bọc chở che.
Trước những xác chết và những thương binh em có thây một người lính trẻ - một sĩ quan còn rất trẻ  đang ngồi khóc trên chiếc nón sắt của mình hay không?
Hai sĩ quan cùng khóa, cùng tốt nghiệp Trường sĩ quan Thủ Đức và cùng về đơn vị này một ngày với gã đã hy sinh. Hai năm làm lính rừng trấn biên ở đây đã kết chặt thân tình cả ba lại với nhau, bây giờ thì chỉ còn lại gã ngồi đây trên bãi chiến hoang tàn . Gã ngồi trên chiếc nón sắt và nhìn vào hai tay của mình. Hai bàn tay này ngày xưa đã viết nên những bài thơ tình lãng mạn, những bức thư tình trao chuốt mà cô gái học cùng trường gã thầm yêu không bao giờ nhận được. Bàn tay đó giờ đây đã bao nhiêu lần siết vào cò súng? Bao nhiêu băng đạn đã bắn đi và bao nhiêu lần bấm vào chốt mìn cho những tiếng nổ vang trờixé tan màn đêm, dập tắt đi những tiếng hò reo man rợ và đốn ngã không biết bao nhiêu người đang cố tràn vào. 
Em ơi, nếu em hiểu được những giọt nước mắt của người lính trận có ý nghĩa như thế nào thì em cũng sẽ biết rằng những đau khổ, những muộn phiền vì cuộc tình vừa tan vở của em nào có đáng là bao.
Người lính trẻ vẫn còn ngồi ở đó, gã không biết rằng ngoài kia bóng đêm đã dần buông , đã bao trùm lấy gã và nuốt chửng gả tự lúc nào....

Người lính trẻ ngày xưa bây giờ đã già. Ông không còn mặc quân phục màu hoa dù, không còn đeo những huy chương đỏ xanh trước ngực, không còn những bông hoa mai trên ve cổ áo. Hai bên hông của ông cũng không còn kè kè khẩu súng ngắn và con dao rừng sáng xanh ánh thép lạnh lùng. Dù vậy, trong cùng tận tâm hồn ông vẫn luôn luôn là một người lính, vẫn không quên đoạn đời mà ông đã trãi qua. Nếu thời gian đẹp nhất đời của ông là thời áo trắng thì thời gian đáng sống và sống có nhiều ý nghĩa nhất của đời ông lại là thời gian ông ở lính. Nước mắt ông đã rơi ở trại biên phòng Pleime, đã rơi trong tháng tư đen và giờ đây trái tim ông vẫn còn hoài thiết tha với một quê hương có tên gọi Việt Nam. Nước mắt ông lại rơi mổi lần nghe lại bài Quốc ca, mỗi khi xem lại hình ảnh của lần diễn binh thuở nọ....
Ngày xưa nước mắt người lính trẻ đã rơi và bây giờ nước mắt của người lính già vẫn còn rơi cho một quê hương đã quá xa và một quãng đời còn bỏ lại....
May/2014