|
Monday, April 27, 2015
Hồi Ký: CÚI MẶT - ĐNMT
Hồi Ký: CÚI MẶT (2) - ĐNMT
CÚI MẶT (2)
Thường
thì đàn ngựa sắt 3 con chở nhau ra Bến-Cam ngồi trước hiên nhà Ngũ công-chúa
mà ăn bưởi chấm muối ớt, thưởng thức món khoai mì trộn dừa cuộn rau sống chấm
mấm nêm; dạo qua nhà ông bà ngoại ăn cam sành thưởng thức cây kiểng uốn hình
nai… hay ra bờ ruộng tựa thân dừa nhìn bạn bì bõm trong sình ruộng. Lại trở ra theo con đường mòn cát trắng lên
lộ tiếp tục ra Phú-Hội. Những con ngựa
sắt vội vàng tựa thềm cao để chủ vào chào mẹ Nhứt Long, rồi xì xụp uống tô nước
trà đậu đen thơm phức, dạo vườn hái chôm chôm, sau đó không quên mở lu lấy
gáo dừa uống nước mưa ngọt mát. Tết
thì theo các nàng thăm bà con để được ngắm những cội mai già rực vàng theo lối
vào nhà. Sầu riêng PH ngon tuyệt vời,
cũng như đồng lúa xanh bát ngát, từ nhà thờ nhìn ra, đang theo gió lượn đẹp
không bút nào tả xiết.
Ngày xưa bọn tôi thường vào rừng cao-su
lượm những hột nâu đen bóng ngời, dùng vỏ ghép thành chong chóng thổi, say
sưa dẫm trên lá xào xạt, lén lấy mũ cao-su quẹt đầy bàn cánh tay quấn làm
banh. Tiếng nổ lốp bốp không ngừng
trên cao, chúng tôi thi nhau chạy nhặt quên cả giờ giấc.
Tuổi trung-học chúng tôi ngược Văn-Hải,
ngang qua Phước-Nguyên, An-Lợi, Tam-An cô nhi viện, viếng Tiểu Tùng Lâm. Theo phái đoàn y-tế đi phát thuốc cho dân…
RỒI…
Cái êm ả, hiền
hòa chợt òa vỡ với những trận pháo kích, đột nhập của VC vào Long-Thành cũng
như bao nơi khác. Tuổi trẻ chúng tôi
thật tội nghiệp. Họ bắt học-sinh ở những
xã xa đem truyền đơn bỏ hộc tủ, mua thuốc men, làm khai sanh, tải thương … đầu
độc, cưỡng ép tuổi trẻ tham gia phá hoại cái êm đềm của miền Nam!
Cái
thê thảm độc ác là họ lại pháo cả vào trường học, tàn sát dân Huế vào tết Mậu-Thân
(1968)… Nhìn con đường dẫn từ Búng vào An-Sơn
bị đào hố hầm chông cản trở sinh-hoạt hiền hòa của dân lành mà thương vùng đất
măng cục mà buồn da diết. Đêm đêm nhìn
hỏa châu chiếu sáng, rồi tiếng súng xa xa mà lòng đau dạ thắt. Giờ mới hiểu cái sâu độc của VC, dùng chiêu
bài chồng Bắc vợ Nam, hay chồng Nam vợ Bắc để cài người nằm vùng tiếp tế qua
những cái đám giỗ, tiệc tùng… Đứa bạn gái tội nghiệp ở xã nhỏ lại bị trai
tráng VC đánh đấm vào ngực, đầu vì mẹ bị bắt nhốt ở hầm trong rừng sau khi
người anh rễ bị giết bằng mìn… Nghẹn-ngào, tức tưởi vì đau cả thể xác lẫn
tinh thần “… tao phải nghỉ học để đi làm nuôi 4 đứa em gái... Tao đã làm khai sanh, mua thuốc… cho họ. Giờ họ nhốt mẹ tao và đánh đập tao vì họ bắt
bọn tao đi tải thương… “ Những dòng nước
mắt ở cái tuổi 14 chúng tôi thật là xa xót!
Tuổi trẻ chúng
tôi nối tiếp đàn anh, cha ông gìn quê giữ nước. Xót xa lòng bởi sự lừa dối của cộng
quân. Những trái pháo đã giết bạn tôi
dù là dân hay lính, vì họ luôn là kẻ xâm phạm hiệp ước!
26/4/75 tiếng súng pháo kích khắp nơi. Họ đã thực sự tràn vào xóm tôi, những cánh
cửa nằm
|
vùng
mở ra… Tôi biết Long-Thành mất là miền Nam mất, vì Bệ và những người bạn đã
thường thảo luận trong những buổi cà-phê sáng, vùng “tam giáp sắt”...
Tôi chạm trán hai bộ đội mặt còn măng sữa,
ba lô cùng cuốc đeo trước ngực, đang tròn mắt bước quanh trong nhà. Tôi chợt hiểu ngay trong phút giây đó, họ
đang từ trên trời rơi xuống, họ đang ngạc nhiên không thể tưởng tượng được
cái miền Nam họ cần giải phóng lại là nơi thiên đường họ chưa được đến. Tự nhiên tôi thương quá tuổi trẻ Việt-Nam,
hơn 20 năm họ đã bị nhồi sọ cái ảo ảnh CS của trăm năm về trước.
Thủy
lợi, hội họp, đi làm, học tập chiếm cả giờ giấc. Loa phát thanh lãi nhãi suốt ngày, học chính
trị, kiểm điểm lập đi lập lại những điều thật quê kệch trái lòng. Rồi nhìn những người thầy giảng chính trị
ngày ngày ở chợ trời nhìn ngắm những cái ra-dô, xe đạp cũ kỷ … lòng tôi chùng
xuống. Họ là những người máy sống
trong chế độ gạt gẫm ở đáy giếng tội nghiệp biết bao. Rồi tôi lại chứng kiến những cảnh não lòng
của những thủ trưởng, mẹ nuôi… miền Nam, giờ mới cay đắng làm sao với chữ GIẢI-PHÓNG
dại khờ.
Bao người mất nhà đất, của cải, tội
tình, đày ải… bởi vì họ đã sinh và lớn lên trong cái nôi của miền Nam. Cái cảnh 54 tái diễn. Tháng 3 năm 1975 biển Vũng-Tàu đã mang xác
người lánh xa CS.
Một xác người dơ tay cầu cứu,
Nét hãi hùng in mãi ngà thu,
Vì đâu anh mộng viễn du?
Vì sao người lại lánh xa loài người?
Và từ tháng 4 đen đó trở đi đã mang
không biết bao xác người vùi chôn trong rừng sâu núi thẳm, trong biển cả mênh
mông, cũng như bao người trôi nổi bị bán sang xứ người …
Sự
thật của thiên đường CS lần lần sụp đổ của Đức, của Nga. Người VC thì lại thối lui bởi lợi danh. Sự hào nháng, hưởng thụ giàu sang tột đỉnh cạnh
bên những người không nhà cửa bởi sự hám ăn sau bao năm đói khổ, dối
trá. Bốn mươi năm dân sôi gan tím ruột
bởi sự lường gạt cướp bóc trắng trợn, đàn áp bạo tàn, đất đai mất dần vào tay
TC….
Ngần ấy thứ đã trả lời cho cái chủ nghĩa
độc tài bịp bợm mà không biết bao nhiêu người hốt hoảng lánh xa. Từ đời ông
đã rày đây mai vì Việt Minh, đến đời cha con là Việt cộng. Người sống trong cái nôi tự do lại bị ảo ảnh
mà “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng-sản”, người sống dưới chế độ đó thì bị mà mắt,
lạc hậu, say máu giết người không gớm tay… Vật chất, lợi danh đã và đang biến
đổi lòng người “đứng núi nầy trông núi nọ”.
Thử hỏi nếu CS bành trướng sang quê hương thứ hai nầy, có ai còn mạnh
miệng mà kêu gào gạt gẫm chính mình nữa không? Sao không quay lại cùng nhau suy gẫm QUỐC-GIA HƯNG VONG THẤT
PHU HỮU TRÁCH một cách chân chính, rồi hối lỗi và góp sức cứu quê hương Việt-Nam
dấu yêu?
ĐNMT
8/26042015
|
Sunday, April 26, 2015
Hồi Ký: ĐI CHÙA HƯƠNG - NKP
Tôi quay về HÀ NỘI lại đúng
vào dịp trẩy hội CHÙA HƯƠNG....Cô Yến đưa tôi đi cùng với Cô và các
chú, các bác trong cơ quan. Trời tờ mờ sáng cô đã đánh thức tôi và
các em ra điểm hẹn, tiếng cười, tiếng nói làm khuấy động cả một
vùng trời...Xe đưa chúng tôi đi qua những cánh đồng xanh ngát rồi
đồi núi chập chùng ngập đầy sương mai...Cuối cùng đoàn xe dừng chân
tại bến đò ,chúng tôi chia thành nhiều tốp nhỏ xuống ghe để đi vào
chùa. Ghe thuyền tấp nập trên dòng sông và tất cả mọi người đi hành
hương khi gặp nhau đều vang lên câu chào: A DI ĐÀ PHẬT... Tôi nhớ ngày
xưa học văn bài thơ ĐI CHÙA HƯƠNG đã theo tôi đi vào những giấc mơ
lãng mạn và ngọt ngào. Giờ đây giữa trời nước bao la sóng nước
chập chùng tôi có cảm giác mình vừa lạc vào một thế giới mới
thoát hẳn những ưu phiền thế tục... Qua rất nhiều đò cuối cùng
chúng tôi đã đặt chân lên đất chùa. Dưới chân chùa có không biết bao
nhiêu là hàng nước họ bán mía, nước giải khát và thức ăn. Con
đường dẫn lên chùa phải đi qua rất nhiều bậc tam cấp cao và rất
nhiều người trong nhóm đã mua theo rất nhiều mía vừa để ăn và vừa
để chống khi trèo lên các bậc tam cậ́p cao vời vợi nầy. Có rất
nhiều ông TÂY vì quá mệt nên
|
bò lên từng bậc thang thật là thảm
não...Vượt qua bao nhiêu là quãng đường dài thấp thóang trên cao ngôi
chùa nổi bật trên bầu trời xanh lơ...Tôi bước vào hang động đầu tiên
mùi nhang khói thơm nồng và không gian mù mịt sương khói đã làm cho
tôi ngỡ mình là TỪ THỨC lạc vào cõi tiên... Tiếng người râm ran cầu
nguyện và ánh nến lập lòa tạo nên một bức tranh thủy mạc thật
độc đáo...Mỗi một hang động mang một sắc thái khác biệt và dòng
người trẩy hội thì cứ như dòng suối cuồn cuộn chảy không
ngừng... Cũng tại nơi nầy Ông Bà Nội tôi đã khấn cầu và sinh ra BỐ
tôi có lẽ vì là con CẦU TỰ nên BỐ tôi nổi bật hơn tất cả các anh
em trong nhà, thông minh và học hành giỏi giang? Tôi miên man với dòng
suy nghĩ khi đứng trước tam thế Phật thì tiếng gọi của cô tôi đã
cắt ngang dòng tư tưởng và kéo tôi trở về hiện thực... Tôi nhìn lại
ngôi chùa cổ kính ...mây núi chập chùng ,,,đàn chim sẻ ríu rít bay
về tổ ấm...Ngày đã tàn và hòang hôn phủ trùm lên vạn vật...tôi
quay về HÀ NỘI mà nghe trống vắng lạ lùng..hình như cả trái tim
tôi đã bỏ lại ở CHÙA HƯƠNG mất rồi...
NKP
|
Hồi Ký: VỀ QUÊ - NKP
Bố bảo tôi chuẩn bị hành
lý để sáng mai anh Tuấn sẽ đưa tôi đi xe lửa về Hải Phòng rồi từ
Hải Phòng Cậu Phu sẽ dùng xe máy chở tôi về KIẾN AN để tu bổ mộ phần cho bên ngoại...Tôi đến Hải Phòng vào một sáng mùa hè rực
nắng, nắng chiếu lung linh qua hai hàng phượng vỹ len vào từng ô cửa
reo vui òa vỡ...Hải Phòng đón tôi vào một ngày không vui vì kho vải
bị bà hỏa thiêu sạch chỉ còn vớt vát được chút đỉnh thì nhà
nước mang ra phân phối giá nội bộcho dăn xài...Cậu Phu dáng người
thấp vồn vả đón tôi tại ga xe lửa với nụ cười đôn hậu. Hai cậu
cháu về đến nhà thì mợ đã chuẩn bị cơm nước sẳn sàng, miến gà
ăn với canh cua đồng ăn tới đâu vị ngon ngọt tan chảy đến đấy. Dù
mới gặp lần đầu nhưng hai đứa em họ cứ xoắn lấy tôi trò chuyện và
đùa giỡn.. Cậu Phu và mợ cứ phải nhắc nhở nhiều lần chúng nó mới
chịu theo tôi vào giường ngủ. Cậu chu đáo cứ nhắc tôi những việc
phải làm cho ngày
|
mai để Cậu và tôi sẽ về
KIẾN AN ngày mai hẩu lo cho xong phần di dời mộ phần các Cụ ở
nhiều nơi về quây quần vào một nơi. Tôi còn nhớ cái cảm giác đi tắm
ở nơi công cộng, xếp hàng và Cậu Phu thì chờ tôi ở bên ngòai. Tôi
còn nhớ như in trong đầu những dãy nhà bé nhỏ san sát nhau và không
có nhà tắm cũng như nhà vệ sinh ở Hải phòng, hàng xóm mỗi sáng
chào hỏi nhau tíu tít và tiếng gọi trẻ con thức dậy đi học, đi
nhà trẻ vang vang mỗi sớm phá tan cái êm đềm tĩnh mịch của đêm
vắng... Tôi cũng nhớ hai hàng phượng vỹ giao nhau trên con đường ra
Cảng và gió từ bờ sông mang cái nóng hạ lào cứ làm thịt da rin
rít ... Và tôi cũng nhớ Cậu Phu nấu cho tôi những bữa cơm đậm đà
canh cua đồng ăn với cà pháo mắm tôm, miến lươn và miến gà cậu mợ
nấu ngon không thua bất cứ nhà hàng Đặc sản nào và tôi cũng nhớ
Bác Bách, Cậu Thủy cùng bao nhiêu họ hàng ở KIẾN AN đã tiếp đón
tôi nồng hậu, giúp tôi nhiệt tình xây mộ phần cho các cụ mồ yên mã đẹp... Những buổi trưa hè oi bức tôi ra ngồi bên bờ ao ngắm sen hồng, ngắm cánh đồng lúa xanh rờn trải dài đến tận chân trời...Mục
đồng thả trâu ăn cỏ rồi thả tung những cánh diều rực rỡ đầy màu
sắc...Tiếng sáo diều và tiếng ru hời của ai đó tạo nên những âm
thanh rất riêng của làng quê Ngoại....vẵng trong tiếng gió Cậu Thủy
gọi tôi về dùng cơm tối ...
NKP
|
Saturday, April 25, 2015
Hồi Ký: XUÔI NAM - NKP
Xuôi theo đoàn tàu Thống nhất tôi và
Bố về lại miền nam thân yêu...
Tiếng tàu chạy xình xịch và nỗi nhớ nhà làm cho lòng tôi nôn nao khó tả...Tôi cố dỗ giấc ngủ nhưng ̣đành bất lực với chính mình.. Tôi dõi mắt nhìn ra xa... những núi đồi hùng vỹ rừng núi chập chùng và những cánh đồng lúa vàng ươm hứa hẹn cho một muà bội thu...Quê hương tôi đẹp và trù phú...mỗi một miền trên đất nước là mỗi một nét đẹp đặc trưng và riêng biệt không tài nào so sánh được...Nếu như thiên nhiên ban tặng cho miền Nam đất đai trù phú thì lại cho hai miền Trung bắc những khắc nghiệt của thời tiết...Bù lại hầu hết những nhân tài và lãnh tụ đều xuất thân từ hai miền Trung,Bắc...thế đấy khi Thượng Đế đóng lại |
một cánh cửa thì Ngài lại hào phóng
mở cho nhân loại một cánh cửa thứ hai...Trong giấc ngủ chập chờn
tôi bắt gặp ánh mắt ưu tư và đầy phiền muộn của Mẹ tôi ...Bà yêu
quí các con nhưng đành phải nuốt lệ vào lòng cho các con đi tìm
cái sống trong cái chết...Tuổi thơ của Mẹ là những chuỗi ngày đầy
vất vả lo toan nên hơn ai hết bà biết rất rõ cái giá của ăn học
...quyết định cho các con ra đi dù lòng Mẹ đau xót nhưng cũng đành ngoảnh mặt nuốt lệ vào lòng cho con yên tâm ra đi...Khi tôi vừa về
đến đầu ngõ thì người ra đón tôi đầu tiên là cô ba Cầm hàng xóm
thân thiết của bố mẹ tôi...cô ôm chầm lấy tôi mà khóc vì cứ ngỡ
là tôi và B̀́ố đã vượt biên mất rồi...Mẹ đón chúng tôi bằng nụ
cười tươi rói Bà vui lắm khi tôi và Bố đã trở về bình an và hoàn
thành tâm nguyện của Bà...Chị Tuyết vì cảm thương nỗi đơn chiếc đã
rời nhà về đây sớm tối kề cạnh và an ủi cho bà...Bữa cơm gia đình
tuy đạm bạc nhưng ngon đến lạ lùng Mẹ tôi không ăn bà chỉ hói han
tôi về tất cả anh em họ hàng của bà mà mắt long lanh những giọt
lệ...Tôi hiểu Mẹ rất nhớ Hà Nội nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn
bấy giờ cơm không đủ ăn áo không đủ mặc thì nghĩ làm gì đến
chuyện hồi hương...Tôi mang tất cả những bức ảnh mà tôi đã tu bổ
mộ phần tươm tất ra cho Mẹ xem như một chứng nhân cho công việc của
mình ...Mẹ tôi miệng cười nhưng lệ rơi đầy trên má...
NKP |
Hồi ký: BA KHÔNG BỐN BẢY LĂM - KLNT
Tôi
16 tuổi ngày Miền Nam Việt Nam
thất thủ, tuổi đầy mộng mơ :"Khi ấy em còn thơ ngây,đôi mắt chưa
vương lệ sầu",cái thân cao lều nghêu to lớn nhất nhà, trở thành người
Lái xe kéo cái remorque chứa đầy rác và thùng nước .... Để làm phân hữu cơ,
bón cây cho mãnh vườn mà Bố Mẹ tôi Tăng gia sản xuất, nhà mình
nghe theo CM, Lao Động là Vinh Quang, lang thang là Chết đói.....
chạy
xe gắn máy kéo cái remorque chở Mẹ, P và H ngồi bên, và cứ mỗi lần thấy bạn
học, tôi xấu hổ, vội vàng kéo nón lá xuống che mặt, bây giờ ngồi nhớ lại ,
tôi thấy mình sao Bợm quá, như con Trai vậy. Vì có xấu hổ cũng phải lao động
hàng ngày sau giờ học thôi, các Anh chị tôi lúc đó đang học ở Sài Gòn. Mẹ
tôi biết chuyện nầy, nên hay an uỉ chúng tôi "cố gắng đi con, không thì
họ đuổi đi Kinh Tế Mới thì còn khổ hơn nữa"
Những
ngày đi làm Thuỷ Lợi cho GĐ, tôi cũng xung phong đi đại diện cho GĐ
mình, Mẹ dù có xót cho con gái thứ 5 của mình dầm mưa dãi nắng cũng khuyến
khích tôi "gắng đi con không thì họ nói mình tư sản. "Những ngày đi
Thuỷ lợi lại là những ngày vui nhất của
|
bọn tôi, vì cả khu chợ chúng tôi cùng
trang lứa như Thạch (Thầy Chùa, anh Đen, bảy Xệ, Bình đi làm công tác chung nên bọn tôi vui như cái Chợ Long Thành vậy, buổi trưa bọn tôi bầy cơm trong
lon ra nhau ăn, cười đùa cho qua cơn mệt,tôi da đã ngâm ngâm, đen thêm
như cột nhà cháy, bạn tôi khen tôi da bòn quân. Ngày
đầu tiên Gia đình tôi và tất cả các tiệm buôn bán lớn bị Đánh Tư Sản, lúc bấy
giờ mới 5 giờ sáng, tiếng đập cửa sắt thật to, dù đang ngủ ở lầu hai, tôi và các
em cũng vội vàng thức dậy chạy vội xuống xem chuyện gì, Bố tôi vội vàng bật
đèn xem ai, thì ra những cán bộ CS họ nói Mẹ tôi giao toàn bộ tài sản cho họ kiểm kê, nói là kiểm kê , chứ thật sự là cướp tài sản nhân dân giữa
ban ngày có giấy tờ thôi, Mẹ tôi run rẩy đưa chùm chìa khoá cho tôi để
mở tủ sắt đem toàn bộ các khay vàng ra cho họ đếm, một cán bộ tham lam đã nói
với Mẹ tôi là Còn thiếu một món nữa, Mẹ tôi ngơ ngác hỏi lại, tất cả đã ở
đây, anh ta đưa tay chỉ vào đôi bông tai cẫm thạch nhận hột xoàn tấm, mà Mẹ
tôi đã mang bao nhiêu năm nay, Mẹ tôi vội tháo nó ra, tôi nói với anh ta, đây
là tư trang của Mẹ tôi chứ không phãi nữ trang bày bán, Me tôi ngăn tôi cãi
tay đôi với họ. Tôi thật không biết toàn bộ số nữ trang của Bố Mẹ Tôi vào túi
các Quan nào,và Ba tôi đã bỏ lại tất cả những gì, họ đã đổ mồ hôi công sức
ra gầy dựng với số tiền Hưu và tiền công làm Thư ký cho Đồn Điền Cao su Bình
Sơn, sau ngày bỏ đất Bắc di cư vào Nam. Họ chỉ sửa sai cuộc Đánh Tư Sản
thời đó, bằng cách đền lại vài lượng vàng cho Chị và Em tôi sau khi Bố đã rời
VN năm 91.
Vì
những Biến Cố lớn đã xảy ra với GĐ tôi, tôi đã chăm chú học hành vì hiểu
rằng tương lai của mình và GĐ phải dựa vào mảnh bằng Đại Học mình có...
KLNT
|
Subscribe to:
Posts (Atom)