Thuở ấy
mẹ tôi phá đất hoang.
Rừng
tre xanh ngắt cỏ bạt ngàn.
Đốt rẫy,
khai mương trồng cây trái.
Từng ụ
tre gai cháy lửa tràn
Mẹ như
lính trận đang xông pha
Thân gầy
lọt thỏm giữa đại trà
Lòn
lách đốn tre, tay rìu rựa
Gai nhọn
đâm chân máu tuôn ra.
Lửa cháy,
lửa ơi! Cháy bùng lên
Gió về,
ông gió thổi thật to.
Chà
tre từng ụ thành tro bụi.
Mồ hôi
mẹ ướt , mặt đỏ lơ
Tôi ngồi
trong lều vải mẹ căng.
Dưới
những tàn sim nhỏ khô cằn.
Nắng
trưa hừng hực như lửa cháy.
Ôi thuở
khai hoang, thuở nhọc nhằn.
Hai chị
em chạy vào rừng sim.
Trái
sim ngọt lịm rất dễ tìm.
Mẹ gọi
chạy ào về cho kịp.
Sợ mẹ
đánh đòn, thót cả tim
Không
hiểu sao mỗi lần nghĩ đến má tôi thì kỷ niệm hiện lên rõ ràng nhất là những
ngày khai hoang lập rẫy. Hình bóng má tôi chạy lúp xúp bên những ụ tre gai với
cái mồi lửa quấn bằng mũ cao su cứ hiện về mồn một trong tôi.
Má ốm
nhom, đầu cột cái khăn rằn, nón lá cứ theo gió ụp xuống mặt. Má cột thật chặt
cho giử gió, nên cái nón méo xẹo. Quai nón ghì chặt ở càm hiện rõ lằn dây mỗi
lần má tôi dở nón ra quạt quạt cho mát.
Thương
má tôi lắm. Một mình hùn với các cậu tôi phá rẫy lập vườn. Ban đầu ba tôi
không biết, sau thấy má cứ đi về thất thường hỏi ra mới rõ là má tôi muốn kiếm
một nơi dưỡng già cuối đời. Khi ba tôi biết để đến nơi thì nọc phân ranh đã
đóng xong rồi. Cậu 5 tôi, cậu Tám tôi rồi tới má tôi. Thuở ấy đất còn phì
nhiêu dày đặc những tre gai. Phải tìm phương hướng, lòn lách tranh tre
cắm nọc thật khó khăn. Cho nên hên xui là điều không thể tránh. Điểm cuối
cùng là một con suối nên cứ từ rừng sim đo đạc bằng nhau rà xuống
suối để làm ranh từng người. Và cứ thế phát hoang đốt rẫy lập vườn.
Cậu
Tám tôi phóng sao không biết, miếng đất thành hình hiện ra một hình tam giác
mà điểm nhọn là con suối. Đất thịt màu mỡ chả có, chỉ được đất phần trên là rừng
sim rồi hẹp dần về cuối vườn.. Đất nhà tôi tương đối đẹp, phần đất thịt và đất
rừng sim không sai lệch mấy.
Tôi nhớ
mỗi lần đi rẫy, má tôi gánh một đôi gióng. Em tôi thằng 10 ngồi một đầu. Cơm,
gạo và những vật dụng cần thiết một đầu. Tôi chạy lúp xúp theo má. Tới nơi.
Má lấy một cái bao bột mì đã được tháo ra, cột những đầu góc vào mấy nhánh
cây sim và chị em tôi ngồi đó chơi hay nghỉ mệt. Vì là gốc sim rừng thấp lè
tè nên khi má tôi ngồi vào thì đầu đụng nóc cái lều nhỏ. Chị em tôi có khi nằm,
ngồi hay chạy ra ngoài với má. Cũng có khi kiến về từng đàn cắn hai chị
em nổi mận từng dề.
Cho
nên sim rừng gắn liền với kỷ niệm ấu thơ của chị em tôi. Chỗ chị em tôi ngồi
là một phần rừng hoang chi chít những cây sim và cây mua. Rừng sim này là miếng
đất vườn trên, sau này ba tôi trồng điều, mít để phân ranh. Mãng cầu và cà
phê trồng xen kẻ nhau rất ngay hàng thẳng lối như trồng cao su. Sau một đợt
pháo kích và quân đội Mỹ bắn trái sáng truy kích, vườn trên bị phá hủy đi nhiều.
Ba tôi lại quy hoạch mới trồng xoài cát. Những trái xoài to và ngọt biết bao.
Hồi đó
em Mười tôi còn nhỏ lắm nhưng vì con nhà nghèo nên biết thân, biết phận rất
ngoan luôn nghe lời chị. Má nói “Hai chị em ngồi đây nghe, nắng lắm đừng có
ra,chút nữa dịu nắng thì má cho ra phụ” Hai chị em dạ cho má yên tâm ra đốt rẫy.
Thế nhưng trời nắng chang chang, ngồi giữa trời với cái bạt vải chịu không thấu
nên tôi thường dẫn em vào rừng. Tôi vốn nhát, không dám đi xa, chỉ đi theo đường
mòn của thợ rừng để hái cò ke và trái sim, trái mua chín.
Sim
chín từng chùm ăn rất đã khát nhưng cái lưỡi đen thùi. Đôi khi trái bị
nứt ra có kiến vào, ăn phải phủi phủi đuổi kiến. Mấy trái đó rất ngọt, nhưng
đôi khi bị tổ trác phủi không hết, cũng còn dính kiến nằm trong đó chưa ra .
|
Người
ta hay ca tụng rừng sim, nhưng thật ra nơi nào có cây sim là đất không được tốt,
có lẽ rễ nó hút hết chất màu mỡ của đất. Rễ sim rất chắc, bứng được nó lên để
trồng cây cũng tốn nhiều công. Hoa sim có màu tim tím nhẹ nhàng.
Nếu không có bài “Màu tím Hoa sim “ của nhà thơ Hữu Loan chắc cũng chẳng có
ai thèm để ý và ca tụng đến loại hoa rừng
dân dã này đâu.
Sim
thường mọc xen lẫn với cây cò ke và cỏ dại, dây leo. Trong rừng người ta hay
vào để chặt cây cò ke về làm nọc phóng trồng cao su vì cây cò ke cây khá thẳng
và chắc.
Trái
cò ke khi chín cũng đen và nhai ngọt ngọt, chua chua. Trái cò ke còn được tụi
con trai dùng chơi bắn ống thụt. Tôi và em Mười cũng thích vào rừng để đuổi
sóc và tìm ổ chim. Thỉnh thoảng chim cũng làm tổ trong những chùm lá sim thấp
thấp. Nhưng hai chị em sợ nhất là nghe đồn ở đó có cọp. Có khi chạy ra trối
chết vì gặp rắn. Rừng này vào sâu trong cũng có tre gai. Nhưng chỉ có hai chị
em thì chúng tôi chỉ la cà ở bìa rừng trống trải để lỡ má có kêu thì chạy về.
Sau
này vào mùa mưa, vào buổi trưa nghỉ mệt má hay dẫn tôi đi sâu vào khu rừng
này để sắn măng. Nơi đây không có đĩa nhưng rất nhiều vắt. Vắt nằm ẩn dưới lá
tre. Trời nắng nó như một cọng tre khô, nếu tưởng đó là cây tăm để lấy xỉa
răng thì gặp
nước ướt nó sẽ tỉnh dây và ngo ngoe ngay.
Má và
tôi cũng có dụng cụ để sắn măng. Tôi chỉ đào và sắn những măng mới nhú và dễ
nên cái dao cán ngắn hơn. Gặp mấy bụi măng nằm ẩn trong gốc tre gai thì má
tôi chặt trống gốc rồi mới sắn bằng cái dao dài.. Có khi thấy mụt măng còn quá
nhỏ tính để dành thì đợt sau người khác đã lấy. Thường má tìm một gốc tre
trung tâm rồi đổ măng ra cho tôi ngồi lột, còn má đi vòng vòng để tìm măng.
Được hai giỏ là hai má con lom khom đem măng ra. Tới bìa rừng má đốn một
nhánh tre rồi làm đòn gánh quẩy về.
Có một
lần hai má con đang lui cui sắn măng. Bỗng thấy chó Lu vừa rên hử hử vừa lết
ra vẽ sợ sệt lắm. Má tôi la to:
- Dìa
con ơi ! Ra khỏi đây, dìa lẹ lên. Con Lu nghe mùi của ổng rồi?
- Ổng
nào? Mùi gì má? Má tui vừa đi vừa giải thích:
-Là
ông Ba Mươi. Chó nó thính nên nó nghe mùi ổng, nó sợ té đái đó con hổng thấy
sao..
Hồi đó
tuy còn nhỏ nhưng tôi cũng biết ông Ba Mươi là ông cọp. Vì trong xóm
tôi thỉnh thoảng ổng lại về làng bắt heo. Dân chúng đánh phèng la,gõ nồi, gõ
chảo để làm ồn đuổi ổng đi.
Măng sắn
về mẹ con tôi lại bào mõng luộc lên bán măng luộc, còn lại má tôi làm măng
chua hay phơi khô bán từ từ.
Trong
rừng này chúng tôi cũng lấy nấm mối vào mùa nấm lên. Nấm mèo mọc trên những
thân cây gỗ mục. Lá vang để nấu canh chua Dây xuân sâm để về vò ăn cho mát. Đọt
nhãn lồng luộc ăn rất ngon. Dây xanh để làm dây cột rất bền. Dây Hà Thủ Ô để
làm thuốc. Ngoài ra còn hái cơ man nào là trái sim, trái cò ke , trái nhản lồng
và thỉnh thoảng vài trứng chim về làm quà cho em tôi.
Rừng
sim bây giờ đã thành nhà, thành làng, thành xóm. Đất lên như vàng nhưng các
anh chị tôi vẫn còn giữ lại mảnh vườn hương quả của cha mẹ. Má tôi thường nói
:
-Người
ta sống có nhà, chết có mồ. Ai cũng phải có một nơi để an cư lập nghiệp. Má sống
ở đây và cũng sẽ chết ở đây.
Vườn
nhà tôi đã hứng chịu bao nhiêu lần pháo kích, bao nhiêu trận giao tranh. Nó đồng
hành với ba má tôi nhìn thời cuộc đổi thay .
Ba tôi
đã mất, má tôi cũng không còn. Các anh tôi lần lượt theo cha mẹ. Tôi và thằng
em Út đang tạm dung trên đất Mỹ. Mỗi lần về thăm quê, đứng ở trước nhà nhìn
ra vườn trên. Cái đồi hoa sim ngày xưa đó bây giờ lại là một khu vườn tràm thẳng
tấp. Chị dâu tôi trồng để giử đất và khi cây lớn bán cho người ta làm giấy.
Cái gì
cũng thay đổi. Những hoa sim tím mộng mơ giờ đi vào kỷ niệm. Mái tóc đen
nhánh thật dài của tôi giờ ngắn ngủn và thưa thớt, muối nhiều hơn tiêu. Em
tôi giờ đã hưu non và thành ông ngoại. Mọi thứ đều theo luật tuần hoàn của tạo
vậy mà biến dạng.
Mỗi lần
ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào
nhánh sim rừng. Má tôi mặt đỏ bừng đang đốt rẫy. Và hai chị em tôi tung tăng
trong rừng sim vui mừng với những trái sim đầu mùa.
_Những
đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt.
Nguyễn
thị Thêm.
16/8/14
Mời thưởng thức nhạc phẩm "Những đồi hoa sim" để
nhìn lại rừng sim tím.
|
Saturday, August 16, 2014
Hồi Ký: NHỮNG ĐỒI HOA SIM - Nguyễn Thị Thêm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment