Saturday, August 29, 2015

Bút Ký: LỜI RU CỦA MẸ (3) - Nguyễn thị Thêm



Bây giờ mới thấy cái giá trị đích thực của nó. Cám ơn tạo hóa đã cho mình nguồn năng lượng bất tận để cho con. Khi vụng về đặt đôi môi nhỏ bé của con vào đôi núm đỏ hồng của người phụ nữ mới sinh lần đầu. Con cũng khó khăn mà mẹ càng lạ lẫm. Khi bé bắt đầu bú. Một cảm giác nhột nhột  lạ kỳ. Cơ thể mình dường như rút lại đưa lên tuyến sữa.  Những giọt sữa đầu đời tuy ít ỏi nhưng trân quý và mầu nhiệm biết bao cho tình mẫu tử.
Hình ảnh đẹp trong văn chương VN là hình ảnh người mẹ cho con bú và tiếng ru của mẹ. 
Tiếng ru không biết có từ lúc nào, nhưng lời mẹ ru con đã đi vào lịch sử . Có những người phụ nữ cả đời không hề ca hát nhưng khi có con, lời ru là bài hát tuyệt vời mà mẹ đem hết tâm hồn, và thương yêu vào đó.
Con ngủ trong nôi, trong võng hay trong vòng tay mẹ thì lời ru cũng đều êm ái đưa con vào giấc ngủ thiên thần.
Không biết các dân tộc khác thế nào, nhưng dân tộc ta lời ru con của người Mẹ là kho tàng văn chương hay nhất.
Dù là ru theo giọng Bắc, giọng Nam hay giọng miền Trung thì lời ru của Mẹ của trầm buồn, ngọt ngào và khó quên.
-Gió mùa thu mẹ ru con ngủ.
Năm canh chầy thức đủ vừa năm...
-Cái ngủ mày ngủ cho lâu,
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về.....
hay
để cùng con hưởng những giờ phút sum họp, vui vẻ gia đình. Mẹ vất vả làm việc để đầu tư cho con ăn học, cho con có một
-Cái ngủ mày ngủ cho say,
Mẹ mày vất vả chân tay cả ngày...

Hoặc:

-Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi.
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

Ngày nay có lẽ không ai còn hát ru con vì chỉ cần một nút bấm thì âm nhạc trỗi lên, bằng nhiều ngôn ngữ, bằng nhiều thể loại. Mẹ không còn dùng âm điệu, làn hơi của mình ngân nga cho con. Những câu hát, lời ru chỉ là chuyện kể của những bà nội, ngoại. Buồn buồn nhắc nhớ, tiếc nuối như người ngồi viết bài này.
Người mẹ trong thế kỷ 21 không thể ngồi nhà chăm con, nấu cơm, giặt đồ. Người mẹ phải bước ra xã hội kiếm tiền và đồng tiền đã thay mẹ phục vụ cho con.
Không còn lời ru, không còn ôm con cho bú mẹ, không còn:'Bên ướt mẹ nằm, bên ráo nhường con" Mẹ cha ngủ riêng một phòng, em bé một phòng khác. Đêm con khát sữa, hoặc cha hoặc mẹ mắt nhắm mắt mở vội vàng pha cho con tí sữa. Chỉ mong con bú mau rồi ngủ để mẹ còn ngủ tiếp mai đi làm. Sáng chở con đi gửi, chiều rước con về. Mệt mõi và bao nhiêu áp lực công việc, bà mẹ đôi lúc chỉ mong về nhà nghỉ ngơi.
Do đó dù yêu con, nhưng mẹ cũng không có nhiều thời gian dành cho con của mình.
Đa số những người mẹ hy sinh cho con dù đời sống vật chất  như thế nào. Mẹ xem con là lẽ sống đời mình, đi làm về là lo cho con
từng miếng ăn ,giấc ngủ, bài vở học hành. Mẹ dành thời gian nghỉ vacation để cùng con hưởng những giờ phút sum họp, vui vẻ gia đình. Mẹ vất vả làm việc để đầu tư cho con ăn học, cho con có một tương lai vững chắc sau này.

Nhưng cũng có đôi khi, ở một số gia đình, đời sống và tiện nghi đã khiến mẹ với con thiếu một cái cầu nối. Mẹ không còn dồn hết tâm trí vào con như người mẹ thời xưa. Mẹ cho con tất cả tiện nghi và mẹ cũng đòi hỏi con cho mẹ một không gian riêng.

Con càng lớn cái không gian riêng tư của con và mẹ càng nhiều ra, rộng ra, cho đến một lúc có một bức tường ngăn đôi tình cảm giữa mẹ và con.

Cái không gian mẹ muốn có bạn bè, có giải trí, có những kỳ đi hâm nóng tình yêu. có những nơi mẹ đến con không thể nào có mặt được.

Còn con cũng có những bạn bè và những sở thích riêng. Những trò chơi trên máy, những người bạn trên Face book. Con đóng chặt cửa phòng như một thế giới biệt lập và sống trong thế giới đó quên đi người mẹ, người cha của mình.

Với thời đại tân tiến hiện nay, để bù đắp lại việc không thể bên con như ngày xưa, cha mẹ đã cho con những tiện nghi  như Iphone, Ipad, computer... Những phương tiện này giúp con bay ra, hiểu biết nhiều thứ. Đường dây nối kết bên ngoài thì nhiều, nhưng cầu nối giữa con cái và cha mẹ đã bị giới hạn đôi khi trở nên tệ hại vô phương hàn gắn.
(Còn tiếp)


No comments:

Post a Comment