Ai cũng có một bà mẹ để thương yêu.
Mà nói cho đúng là ai cũng phải có một bà mẹ để được ra đời, để được mẹ nâng niu và
nuôi nấng.
Mẹ là một tiếng
gọi thân thương và trân trọng mà bất cứ một dân tộc nào cũng đề cao, tôn quý.
"Không
lẽ mày từ đất nẻ chui lên?" đó là câu người ta hay nói với những người
vong ơn hay bất hiếu.
Mẹ và con là
bức ảnh đẹp nhất mà Thượng Đế dành cho muôn loài . Là một ân huệ mà đấng thiêng
liêng bù đắp cho mọi sự gian lao vất vả của phái nữ. Sứ mạng thiêng liêng duy
trì nòi giống, đem lại ý nghĩa cho cuộc sống nhân loại chính là tình Mẹ.
Ta hãy nhìn
một con vượn xấu xí, nhưng khi nó ôm con vào lòng, vòng tay dài thô kệch bao
bọc lấy con. Nó thương yêu cúi xuống hôn con hay cho con bú. Cái nhìn của chúng
ta đối với chúng khác hẳn. Đó là một bức tranh thật đẹp, một hình ảnh về tình
mẫu tử tuyệt vời.Tình yêu xóa mờ mọi cái xấu. Nó thoát ra từ những gì thiêng
liêng nhất mà Thượng Đế dành cho muôn loài để ca ngợi cuộc sống.
Con vịt xấu
xí lẹt đẹt qua đường trông thật buồn cười. Nhưng nếu sau lưng đó đi theo là một
bầy vịt con thì hình ảnh đó lại khác. Thật đẹp, thật dễ thương. Ta dừng lại để
quan sát, để chiêm ngưởng hay để một phút nghĩ về mẹ mình và tình mẫu tử thiêng
liêng.
Hãy nhìn con
gà mẹ. Mỗi ngày đẻ từng cái trứng. Đau lắm, la vang trời "cục tác, cục tác..."
và một cái trứng rơi ra.
|
Mười mấy ngày đớn đau đẻ trứng, rồi quên cả đi kiếm
ăn chỉ lo ấp cho trứng nở. Thân hình xơ xác, gầy rạc đi trông thấy. Cho đến nỗi
chủ nhân cũng chê bai: "Con gà này đang ấp đó. ốm nhom, chỉ xương, đừng
làm thịt". Thế là bao nhiêu ngày mẹ chuyền hơi ấm, những chú gà con xinh
xinh mổ vỏ chui ra ngoài. Mẹ gà dẫn con xuống ổ và đem con đi kiếm mồi, lo
cho con từng chút. Trời mưa mẹ gà dang đôi cánh che cho con khỏi ướt. Trời quá
nắng kiếm một bóng râm rồi xòe cánh cho con trốn vào đó ấm êm. Có ai dành ăn
với con, mẹ gà trở thành hung hăng đánh bạt hết. Một giang sơn riêng cho con
ăn an toàn. Một chú diều hâu lao xuống , mẹ gà la lên cho con chạy trốn và nhảy
lên chống lại. Mẹ gà chỉ biết có con, lo cho con quên cả thân mình. Con chó nhà tôi có mang, nó ì ạch mệt mõi mấy
ngày rồi. Tự dưng một ngày tôi không thấy nó. Thoáng một chút thấy nó về kiếm
ăn rồi mất dạng. Bỗng một ngày nó vào nhà nằm bên cạnh tôi và kêu ử ử. Tôi đứng
lên đi, nó cắn ống quần tôi lôi lại. Đôi mắt nó nhìn tôi thật lạ. Như van
xin, như mời mọc, nửa như lo sợ, nửa như vui mừng. Nó thả ống quần tôi ra và
đi trước vài bước, xong dừng lại chờ đợi. Tôi đoán nó muốn tôi đi đâu đó.
Không sai nó dẫn đường, cứ chạy một đoạn lại dừng lại chờ tôi đi tiếp. Nó dẫn
tôi ra sau vườn, dưới gốc cây dừa nó dừng lại, nó nhìn tôi rồi nhìn vào trong
đó, đuôi ngoắc ngoắc khoe khoang ... Tôi thấy một cái hang dưới lớp đất được
đào lên và trong đó có tiếng kêu ẳng ẳng của chó con. Thì ra con chó tôi đã
đào lỗ
|
và sinh con ở đây. Tôi xoa đầu nó khen ngợi và thò tay vào lôi ra một
chó con thật
xinh chưa mở mắt. Tôi vào nhà lấy một cái thúng và bắt ra cả chục chú cún nhỏ
thật đẹp đem vào nhà. Tôi lót khăn cho mẹ con chó nằm dưới bộ ván sau nhà. Thế
là từ đó không người lạ nào dám xuống nhà dưới của tôi. Nhất là dám thò tay
vào nựng nịu đám chó con. Con chó hiền lành của tôi trở thành hung dữ chưa
bao giờ có. Nó sẽ cắn ngay nếu ai nó nghi ngờ muốn bắt con của nó. Và vô hình
chung cả xóm đều biết "nhà có chó đẻ" để cẩn thận khi bước vào nhà tôi. Con chim với đôi cánh nhỏ bé. Chim không có tay để nắm
và làm việc. Chim chỉ có đôi cánh tung bay, đôi chân nhỏ xíu không làm gì ra
trò. Thế mà từng chút, từng chút tha từng chiếc lá cọng rơm về xây tổ cho con.
Tạo hóa đã tạo mọi loài, mọi vật có cách riêng để bảo toàn và duy trì nòi giống.
Chị chim " tha lâu cũng đầy tổ" và một cái tổ nhỏ xíu, khéo léo nằm
trên một chảng ba cây, hay treo lủng lẳng như chim ròng rọc. Thế là chim mẹ vào
đó đẻ trứng và ấp trứng. Khi những chú chim phá vở cái vỏ mong manh bước ra
ngoài là lúc mẹ chim phải đi tìm mồi cho con. Bay bao xa không biết, kiếm nơi
nào chẳng hay. Chỉ biết khi chị về đàn chim con chít chít kêu vang mừng rở.
Chị đứng ở miệng tổ và mớm mồi cho con. Khi những chú chim con lớn dần, lông
cánh đã phát triển, là lúc mẹ chim tập
cho con bay. Mẹ chim dạy cho con biết phải tìm cho mình một cuộc sống riêng
tư bằng chính đôi cánh của mình. Chim mẹ bay ra ngoài, ở một chổ con có thể
nhìn thấy mình. Chú chim con đứng ở vành tổ, đập đập đôi cánh nhỏ.
(Còn tiếp)
|
Saturday, August 29, 2015
Bút Ký: LỜI RU CỦA MẸ (1) - Nguyễn thị Thêm
Bút Ký: LỜI RU CỦA MẸ (2) - Nguyễn thị Thêm
-" Sợ
quá mẹ ơi! Sợ quá . chíp chíp..
-"
Không sao đâu con, bay ra, có mẹ nè! Hãy
tung cánh lên.
-"
Nhưng sợ quá mẹ ơi!, cao quá
mẹ ơi! chíp chíp.
-' Bay ra!
Con yêu! Con sẽ làm được. con đã lớn mà.
-' Mẹ ơi! Đở con nghen mẹ. chíp chíp
- 'Ngoan
nào! Con của mẹ sẽ bay
được, bay cao. bay.. bay .
Và thế chú
chim lao ra khỏi tổ. Dưới áp lực không khí ,đôi cánh nhẹ nhàng đập mạnh, rồi
mạnh hơn. Chú chim loạng quạng giây lát rồi cũng làm chủ được đôi cánh của mình
vì đó là bản năng của loài chim. Chú thích thú, sung sướng được bay lượn, được
làm chủ cái không gian bao la tuyệt vời này.
-'Bay được,
con bay được rồi mẹ ơi! Chíp chíp.
Và từng con,
từng con đứng trước miệng tổ bay ra ngoài. Mẹ không có cách nào đở con hay ôm
con lại được. Mẹ chỉ biết đã đến lúc con phải bay trên đôi cánh của mình. Con
bay được là con vào đời, con không bay được, con rốt xuống mẹ sẽ ở bên con,
quanh quẩn săn sóc cho con bình phục. Có những loài chim dữ. Chim mẹ làm tổ
thật cao, bên bờ vực và mẹ đứng ở dưới vực cho con lao ra.
Ôi! Bờ núi
thật cao, vực sâu thăm thẳm. Nhưng nếu con không đủ can đảm lao xuống thì con
sẽ không bao giờ đủ sức chống chọi với thiên nhiên, với bao nhiêu kẻ thù vây
quanh. Và như vậy, bài học đầu đời của chú chim là phải đối phó với sự sợ hãi,với
thiên
|
nhiên và tìm cách sinh tồn.
Thú vật là
như vậy, sinh con, bảo vệ con bằng sinh mạng của mình. Còn con người thì sao?
Thật tuyệt vời
khi đề cập đến Mẹ. Khi người phụ nữ có mang, họ đã trở thành một người khác.
Một sinh vật nhỏ bé đang tượng hình trong người mình. Một mầm non đang lớn lên
từng ngày, từng giờ. Một cái gì hòa đồng nhất thể với mẹ và con. Ăn một miếng
cũng nghĩ là dinh dưỡng tốt cho con. Ngủ cho đủ giấc để con khỏe mạnh. Nghĩ
việc tốt để con lương thiện. Làm điều tốt để con được phước báo, Nói lời dịu
dàng để con luôn hòa nhã. Bước những bước cẩn thận để con an toàn. Đọc sách
nhiều để con thông minh, sáng suốt. Nhất nhất mẹ đều nghĩ đến con và sống vì
con.
May mắn cho
bà mẹ khi mang con không bị thai hành, ăn ngon, ngủ được. Có những đứa con làm
khổ mẹ ngay từ lúc mới cấn thai. Mẹ ói mửa, mẹ mệt mõi, mẹ khó chịu. Cơ thể Mẹ
như đang bị con hành hạ, dày vò và Mẹ như thân cây chuối bị gảy, mang quày
chuối trên mình, gục xuống chịu đựng.
Khi con đã
tượng hình đầy đủ, con đã biết đạp, biết báo tin cho mẹ biết sự hiện hữu của
mình thì thật là niềm vui vô bờ của cha lẫn mẹ. Mẹ nghe rõ ràng con đang cùng
thở với mình, con đang vui đùa cùng mình.
-Coi nè! Anh
coi nè. Em bé máy nè. Nó ngọ ngoạy, nó
nhúc chích thấy chưa?.
Mẹ hoan hỉ đặt tay cha lên bụng. Cha nghiêng
đầu để nghe tiếng tim thai. Niềm hân hoan và thích thú
|
hiện rõ lên mặt những người
làm Cha, làm Mẹ
- Này! cái
cùi chỏ con nè!
Mẹ chụp được
khi con tống một cú đau nhói. Cái chân con đạp mạnh làm mẹ muốn đi vệ sinh.
Con bơi lội nhởn nhơ trong người mẹ, trong tình yêu thương của mẹ dành cho
con.
Và khi con
ra đời thì cơn đau như cắt da xẻ thịt. Ngày nay khoa học tiên tiến có thuốc để
người mẹ không cảm thấy đau đớn. Nhưng ngày xưa, người mẹ vượt cạn với biết
bao hiểm nguy vì cơn đau chuyển dạ chết đi sống lại. Mẹ tôi từng nói khi con
chuyển dạ, con đau bụng đến khi nào con bấm vào cột nhà. Cột nhà mềm nhủn thì
con sẽ sinh em bé.
Ôi chao! một
sự so sánh đơn giản, khôi hài nhưng thực tế biết bao. Khi người mẹ qua sông
đơn lẽ một mình, đối diện với bao nguy hiểm để đón nhận đứa con của mình thì
con cũng cố hết sức mình chòi đạp để được ra ngoài. Hai mẹ con cùng kết hợp
nhịp nhàng để một sinh mạng mới chào đời tốt đẹp.
Con cất tiếng
khóc đầu tiên là niềm vui lan tỏa ra cả căn phòng. Mẹ như trút được gánh nặng
ngàn cân và dang tay đón nhận món quà thiêng liêng ơn trên ban cho mình. Mẹ
ngắm con, xoa con và nhìn xem con có toàn vẹn cơ thể. Mẹ ôm đứa bé đỏ hỏn
trong vòng tay như tất cả niềm vui và sự sống cuộc đời mình là ở đây.
Giọt sữa đầu
tiên cho con bú là biết bao kỳ thú và lạ lẫm của người làm mẹ. Ngày nào đôi
nhũ hoa chỉ để làm đẹp, để chứng tỏ sự quyến rũ của người phụ nữ. (Còn tiếp)
|
Bút Ký: LỜI RU CỦA MẸ (3) - Nguyễn thị Thêm
Bây giờ mới
thấy cái giá trị đích thực của nó. Cám ơn tạo hóa đã cho mình nguồn năng lượng
bất tận để cho con. Khi vụng về đặt đôi môi nhỏ bé của con vào đôi núm đỏ hồng
của người phụ nữ mới sinh lần đầu. Con cũng khó khăn mà mẹ càng lạ lẫm. Khi bé
bắt đầu bú. Một cảm giác nhột nhột lạ
kỳ. Cơ thể mình dường như rút lại đưa lên tuyến sữa. Những giọt sữa đầu
đời tuy ít ỏi nhưng trân quý và mầu nhiệm biết bao cho tình mẫu tử.
Hình ảnh đẹp
trong văn chương VN là hình ảnh người mẹ cho con bú và tiếng ru của mẹ.
Tiếng ru không
biết có từ lúc nào, nhưng lời mẹ ru con đã đi vào lịch sử . Có những người phụ
nữ cả đời không hề ca hát nhưng khi có con, lời ru là bài hát tuyệt vời mà mẹ
đem hết tâm hồn, và thương yêu vào đó.
Con ngủ
trong nôi, trong võng hay trong vòng tay mẹ thì lời ru cũng đều êm ái đưa con
vào giấc ngủ thiên thần.
Không biết các
dân tộc khác thế nào, nhưng dân tộc ta lời ru con của người Mẹ là kho tàng
văn chương hay nhất.
Dù là ru
theo giọng Bắc, giọng Nam hay giọng miền Trung thì lời ru của Mẹ của trầm buồn,
ngọt ngào và khó quên.
-Gió mùa thu
mẹ ru con ngủ.
Năm canh chầy
thức đủ vừa năm...
-Cái ngủ mày
ngủ cho lâu,
Mẹ mày đi cấy
ruộng sâu chưa về.....
hay
để cùng con
hưởng những giờ phút sum họp, vui vẻ gia đình. Mẹ vất vả làm việc để đầu tư
cho con ăn học, cho con có một
|
-Cái ngủ mày ngủ cho say,
Mẹ mày vất vả
chân tay cả ngày...
Hoặc:
-Ví dầu cầu
ván đóng đinh,
Cầu tre lắc
lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mẹ dắt
con đi.
Con đi trường
học, mẹ đi trường đời.
Ngày nay có
lẽ không ai còn hát ru con vì chỉ cần một nút bấm thì âm nhạc trỗi lên, bằng
nhiều ngôn ngữ, bằng nhiều thể loại. Mẹ không còn dùng âm điệu, làn hơi của mình
ngân nga cho con. Những câu hát, lời ru chỉ là chuyện kể của những bà nội,
ngoại. Buồn buồn nhắc nhớ, tiếc nuối như người ngồi viết bài này.
Người mẹ
trong thế kỷ 21 không thể ngồi nhà chăm con, nấu cơm, giặt đồ. Người mẹ phải
bước ra xã hội kiếm tiền và đồng tiền đã thay mẹ phục vụ cho con.
Không còn lời ru, không còn ôm con cho bú mẹ, không còn:'Bên ướt mẹ nằm, bên ráo nhường con" Mẹ cha ngủ riêng một phòng, em bé
một phòng khác. Đêm con khát sữa, hoặc cha hoặc mẹ mắt nhắm mắt
mở vội vàng pha cho con tí sữa. Chỉ mong con bú mau rồi ngủ để
mẹ còn ngủ tiếp mai đi làm. Sáng chở con đi gửi, chiều rước con về. Mệt mõi
và bao nhiêu áp lực công việc, bà mẹ đôi lúc chỉ mong về nhà nghỉ ngơi.
Do đó dù yêu
con, nhưng mẹ cũng không có nhiều thời gian dành cho con của mình.
Đa số những
người mẹ hy sinh cho con dù đời sống vật chất
như thế nào. Mẹ xem con là lẽ sống đời mình, đi làm về là lo cho con
|
từng miếng
ăn ,giấc ngủ, bài vở học hành. Mẹ dành thời gian nghỉ vacation để cùng con hưởng những giờ phút sum họp, vui vẻ gia đình.
Mẹ vất vả làm việc để đầu tư cho con ăn học, cho con có một tương lai vững chắc
sau này.
Nhưng cũng
có đôi khi, ở một số gia đình, đời sống và tiện nghi đã khiến mẹ với con thiếu
một cái cầu nối. Mẹ không còn dồn hết tâm trí vào con như người mẹ thời xưa.
Mẹ cho con tất cả tiện nghi và mẹ cũng đòi hỏi con cho mẹ một không gian
riêng.
Con càng lớn
cái không gian riêng tư của con và mẹ càng nhiều ra, rộng ra, cho đến một lúc
có một bức tường ngăn đôi tình cảm giữa mẹ và con.
Cái không
gian mẹ muốn có bạn bè, có giải trí, có những kỳ đi hâm nóng tình yêu. có những
nơi mẹ đến con không thể nào có mặt được.
Còn con cũng
có những bạn bè và những sở thích riêng. Những trò chơi trên máy, những người
bạn trên Face book. Con đóng chặt cửa phòng như một thế giới biệt lập và sống
trong thế giới đó quên đi người mẹ, người cha của mình.
Với thời đại
tân tiến hiện nay, để bù đắp lại việc không thể bên con như ngày xưa, cha mẹ
đã cho con những tiện nghi như Iphone,
Ipad, computer... Những phương tiện này giúp con bay ra, hiểu biết nhiều thứ.
Đường dây nối kết bên ngoài thì nhiều, nhưng cầu nối giữa con cái và cha mẹ đã
bị giới hạn đôi khi trở nên tệ hại vô phương hàn gắn.
(Còn tiếp)
|
Subscribe to:
Posts (Atom)