Làng tôi có tục lệ
hằng năm, ngoài cúng đình, miễu,chùa, còn làm chay chợ (cúng chợ) được tổ chức
vào ba ngày cuối tháng Bảy âm lịch, cúng lớn lắm. Mọi gia đình dù giàu, nghèo
đều cúng, ngay cả những người bỏ làng đi mần ăn xa đều trở về vào ba ngày ấy.
> Họ cất một cái giàn bự lắm chứa hơn 100 cổ bánh, cổ gạo, muối, cổ bánh kẹo, cổ tam sên, cổ trái cây. Mỗi nhà cúng một cổ, chừng đi rước về đưa lên giàn trông rất đẹp mắt. Ví dụ như cổ tam sên thì có cua, tôm, thịt luộc, trứng.. nhớ năm đó ông Bảy Mạnh cúng một cổ cây xoài thiệt đẹp, ông chặt cây xoài sau nhà ông, dùng 4 khúc thân cây chuối kết thành cái bồn và gắn cỏ chung quanh cây xoài, ông luộc trứng vịt luộc rồi nhuộm xanh, vàng, xỏ nhợ treo lủng lẳng trông đẹp. Còn các người khác, mỗi người làm mỗi kiểu khác nhau, kiểu nào cũng đều coi đẹp mắt. Những Thầy các chùa đều tụ về đông đủ, dân các làng kế cận đều đến xem, những người đi làm ăn xa cũng lần lượt kéo về,đó là truyền thống lâu đời. Đặc biệt phải có 6 người học trò lễ, 6 người nầy phải được lựa chọn thật kỹ,phải là trai tráng khoẻ mạnh trong làng chưa lập gia đình, tuổi từ 17-18, phải tập dợt trước cả tháng trời, cách đi đứng y chang ngau, tập quỳ bái, |
thật nghiêm túc. Năm đó làng tôi đã tuyển học trò lễ xong, đã tập dợt xong rồi. Nhưng
lúc gần làm lễ chờ hoài sao hổng thấy thằng Tiến. Cả nhóm nhốn nháo đi tìm nó, hỏi ra mới
biết Tiến gặp nạn,không biết vì xui xẻo hay vì lật đật, nó bị lọt
xe đạp té xuống hố trầy hết mặt mũi, bị trặt chân, bao nhiêu người lo lắng, không ngờ đến phút chót xảy ra cớ sự nầy, kẻ thở
ra, người thở vào.
Nhất là ông Hai Cả, ông lo nhất.. .thấy vậy tôi đưa tay lên nói: "Để cháu thế cho" Bao nhiêu cặp mắt hướng về tôi. Ông Cả trố mắt: "Cháu mần được?". Tôi gật đầu đáp: "Dạ ..cả tháng nay..họ dợt, ngày nào cháu cũng bồng em lên coi, nên thuộc hết rùi.." Ông Cả mừng quính bảo: "Đưa ..đưa em cho tụi nó bồng giùm... dìa tắm rửa sạch sẽ mau lên đi cháu.. trể quá rùi cháu ui! ".
Bộ đồ lễ tôi mặc rất là vừa (đã bảo
là cây tre miễu mà). Chúng tôi 6 người,chia làm 2, mỗi bên 3 người, trên tay mỗi người đều ôm1 con hạc bằng
đồng, trên lưng hạc có cái chá để gắn đèn cầy (nến). Với tư thế sẵn sàng, khi thầy lễ đọc: "Cúc
cung bái.. thủ vĩ bình thân.." .Kèn trống nổi lên, thì 6 học trò lễ chúng tôi 2 bên
tả hữu phải thủ bộ đi kiểu đi rất đẹp, phải điệu bộ đàng hoàng.
|
Hai tay ôm con hạc để ngang tầm mắt, tay
vòng thật tròn, chân phải đưa ra phía sau, chân trái nhún xuống, chân phải đưa vòng qua chân
trái rồi đá mạnh về phía trước,và rồi chân trái phải bước theo chân phải(mặt), cứ thế mà đi
theo các thầy, đi vòng vòng hết tất các bàn thờ.. và các giàn cổ bánh cúng.Có đứa về mét ba
tôi, ông lên xem, vừa thấy ba.. tôi đâm ra lính quính cho nên cây đèn cầy trên lưng con hạc
rơi xuống đất,ba tôi nhanh chân bước tới nhặt lên và cho tay vào túi quần móc cái bật lửa mồi
lại cây đèn cho tôi .kề tai tôi: "Ráng lên con...đừng run". Được câu khích lệ của
ba, tôi mới hoàn hồn.
Xong buổi lễ, thầy trò được nghỉ ngơi cả tiếng đồng hồ, tôi lột trả hết áo mão, bồng em về không dám đi ngõ trước, rón rén vòng ra ngã sau thì ba tôi kêu:"Sang đâu? Dzô ba biểu.."Lại một phen nữa hồn vía lên mây (Ba tôi nghiêm khắc lắm). Tôi nhủ thầm:"Chết rồi,không có mẹ ở nhà ai binh giùm mình đây? "Tôi rón rén bước bên ba rưng rưng muốn khóc, ba xoa đầu khen giỏi, tôi lắp bắp: "Ba... Ba hổng oánh con thiệt hả Ba? "Ông cười xoà:" Không..hổng oánh...mà còn thưởng nữa... con muốn gì? Mai Ba đi Long Thành Ba mua cho.."
NĂM TRẦU
|
Saturday, September 3, 2016
Hồi Ký: CÚNG CHỢ PHƯỚC LONG - Năm Trầu
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment