Đến nơi nhận
hành lý ký gửi, mỗi lúc nhận ra valy của mình, người thanh niên Nhật cũng giúp tôi bỏ lên
xe đẩy hành lý. Vì có đem theo cái weelchair nên khá cồng kềnh . Qua mọi thủ
tục hải quan một cách dễ dàng, chúng tôi ra ngoài phòng đợi.
Ra bên
ngoài, nhìn dáo dác, không thấy con đâu. Thằng con trai đã hứa với tôi là sẽ
đến sớm nhất chờ đợi mẹ. Vậy mà nhìn tới nhìn lui không thấy nó đâu hết. Tôi
rút iphone ra, nhưng không thể gọi phone ngoài Hoa Kỳ.Không có internet nên
không thể Face time. Cho nên cầm trong tay vừa Iphone, Ipad mà tôi chịu thua
không cách sao liên lạc với con. Tôi lại gần cậu thanh niên nói lời xin lỗi.
Và đoan chắc con tôi sẽ đến. Nếu cần cậu cứ thả chúng tôi đứng đây, cậu trở về
nơi làm việc. Nhưng cậu nói không sao và sẽ chờ với chúng tôi.
Trong phi
trường Arita Tokyo, người ta đi qua đi lại vội vã và thật đông. Họ dường như
bị rượt đuổi vì thời gian và công việc. Ông chồng tôi ngồi trên xe đẩy đặt ở
một góc vậy mà mấy lần người ta muốn
va vào ông. Tôi nhìn đoàn người tấp nập qua lại với hành lý mà chóng mặt.
Nhìn và đi tới đi lui cũng không thấy con đâu.
Cậu phục vụ
người Nhật giúp tôi nối đường line Wifi free tại phi trường. Thế nhưng phone
tôi vẫn không connect được, dù tôi không gọi mà chỉ dùng Face Time.
|
Chờ hơn 30
phút, tôi nhờ cậu ấy gọi phone tới con tôi dùm, sau một lúc ngần ngừ, cậu bấm
số phone tôi đưa. ( bấm bằng đầu ngón tay co lại chứ không bằng ngón tay) có
tiếng thằng con của tôi nói chuyện, rồi cậu đưa phone cho tôi tiếp chuyện. (
không cho tôi cầm mà đưa xa xa cho tôi nói ) Con tôi nói vì quá kẹt xe nên
khoảng 20 phút nữa mới tới.
Tôi đở chồng
rời khỏi xe đẩy đi tới đi lui cho giãn gân cốt. Lòng không mấy vui khi thấy
người phục vụ đứng chờ tỏ vẽ rất lo lắng. Cậu ấy cứ thấy một người thanh niên
Á châu nào đi vào một cách vội vã là cậu lại hỏi có phải con tôi không? Nhìn
chàng thanh niên người Nhật trẻ tuổi ăn mặc lịch sự, mang khẩu trang, phong
cách phục vụ chu đáo và chừng mực, tôi lại so sánh với hai người phục vụ ở
phi trường LAX là hai thái cực. Có lẽ người Nhật họ chú ý ngay từ những việc nhỏ nhất để làm tốt hình tượng đất
nước họ với du khách nước ngoài.
Tôi nói với
người thanh niên Nhật là đẩy chồng tôi và hành lý ra ngay phía trước để khi
con tôi chạy ngang dễ thấy. Nhưng cậu ta từ chối và cho biết cậu ta bắt buộc
phải phục vụ bên trong và chỉ đợi ở phạm
vi này. Cậu dẫn tôi tới quày tiếp tân và nhờ loa kêu con tôi tới chỗ chúng
tôi đứng . Một lần nữa tôi phải cung cấp hồ sơ cá nhân để ghi vào sổ liên lạc.
Con tôi vẫn bặt tăm.
|
Trong lòng
tôi đâm ra trách con tôi không làm đúng lời hứa với mẹ. Bởi đây là nước Nhật,
tôi không biết tiếng nước họ, tôi không có tiền yen và nhất là tôi không có bất
cứ một phương tiện gì để liên lạc với con. Nhưng tôi
cũng biết tính con mình rất có hiếu, biết lo cho cha mẹ. Đã bỏ tiền mua vé
máy bay và rất muốn cha mẹ qua thăm. Như vậy có phải là trên đường đi đón,
con tôi bị tai nạn gì không? Nhìn ông ông nước miếng ròng ròng, tôi vừa luôn
tay lau, vừa lo cho sức khỏe ông không chịu được lâu, tôi phải làm sao?. Quả
thiệt tiến thoái lưỡng nan.
Tôi lại năn
nỉ cậu thanh niên liên lạc với con tôi lần nữa. Cậu ngần ngừ rồi cũng gọi và
nói con tôi sắp tới vì quá kẹt xe. Một lúc sau cậu ta lại nhờ máy phóng thanh
gọi tiếp.
...
Thằng con hớt
hãi chạy tới. Tội nghiệp, sự lo âu hiện ra trên mặt. Chúng tôi cám ơn người
thanh niên Nhật đã ở lại với tôi 2 giờ đồng hồ chờ đợi. Vì người nhân viên chỉ
được rời người handicap khi có người thân đến nhận trong sự an toàn.
Người Nhật
không bao giờ nhận tiền típ từ khách, dù trong nhà hàng hay trong công việc
vì tự trọng. Tôi lịch sự gửi cậu ấy ít tiền để cám ơn sự phục vụ tận tình. Có
lẽ thấy tôi quá chân thành và thời gian chờ đợi cũng xứng đáng công sức nên cậu
ấy nhận. Hay bởi vì tôi nhét tiền vào tay cậu ấy rồi hai mẹ con vội vã đi, cậu
ấy không kịp từ chối. (còn tiếp)
|
Saturday, April 23, 2016
Bút Ký: THĂM CON (4) - Nguyễn thị Thêm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment