Thức ăn đạm bạc nhưng dù sao cũng
ngon hơn của chị. Hai chị em chan canh toàn quốc và thấy mình gần gũi nhau
hơn.
Sau bửa cơm, tôi bỏ lối mình và
giúp chị làm tiếp hàng cây được phân công. Tôi hướng dẫn chị cách tháp, cách
cột dây và những kỷ thuật mà tôi thu lượm được. Sau giờ lao động, tôi theo chị
về nhà và thú thật đó là một hoàn cảnh bi thảm mà tôi lần đầu tiếp cận.
Ba chị đau nằm rên trên giường,
má chị ngồi đưa cháu, người gấy yếu xanh xao ho hù hụ. Bầy cháu nhỏ tròn xoe
cặp mắt nhìn tôi ngơ ngác. Chị không
thể dấu che hoàn cảnh của mình , chỉ cúi mặt chịu đựng.
Sau ngày đó, tôi tiếp tế thường
xuyên cho chị. Má tôi cũng cảm thương
hoàn cảnh của chị nên coi chị như con.Khoai mì, khoai lang tôi đem cho các
cháu no lòng.Trái cây nhà vườn tôi cho các cháu thường xuyên. Trong gà mên của
tôi cơm và thức ăn nhiều hơn thường lệ.
Rồi ba chị qua đời, sau đó chưa tới
một tháng má chị cũng mất.. Mấy mẹ con
chỉ một mảnh khăn tang nhỏ xíu trên đầu,
không bà con thân thích, không nghi thức trang trọng. Nhóm công nhân
chung tổ đến phụ chị lo hậu sự. Kể như vùi thây xứ lạ.Thảm ơi là thảm.
Chị lại đối diện với khó khăn mới. Con còn quá nhỏ lấy ai coi sóc cho
|
chị đi làm. Ngày trước có bà, bây giờ ai
giúp?. Tôi bàn với chị bỏ nơi đây về ở trong khu kinh tế mới của nông trường.
Nơi đó gần nhà trẻ, gần mẫu giáo và trường học.Nhờ ông tổ trưởng tốt bụng, và
nhờ vận động ráo riết, chị được cấp một căn nhà lá đã bị người chủ bỏ đi,
trong khu kinh tế mới.
Tôi lại đổi qua tổ khác làm việc
nên không thể gặp chị thường xuyên. Chỉ thỉnh thoảng tiếp tế cho chị ít gạo,
khoai trồng trong vườn hay đem cho các cháu ít trái cây và bánh ngọt.
Một chiều vào tháng chạp cuối
năm. Tôi chợt ghé nhà chị. Và một sự thật kinh hoàng tôi không thể nghĩ ra.
Chị đang ngồi trước một nồi cháo thịt còn bốc khói. 5 đứa con nhỏ ngồi xung
quanh. Chúng đang ngồi thèm thuồng chờ mẹ múc ra chén cho từng đứa. Nhưng chị
ngồi đó bất động.gương mặt mất hồn . Tôi bước vào nhà với một giỏ quà.Các
cháu túa ra reo mừng:" Cô Chín tới" . Còn chị, chị nhìn tôi rồi bật
khóc, khóc tức tưởi, khóc thê lương.
Tôi không hiểu gì hết, lại gần
chi, an ủi và nói đùa :"Hôm nay chị nấu cháo thịt nữa à! Cho em ké với" Tôi định múc ra cho các cháu và tính thử một
chút mùi vị ra sao. Bất ngờ chị hét lớn, hất tay tôi văng cái muỗng ra ngoài và bưng nồi
cháo thịt đổ đi.
Chị khóc tức tưởi:" Chị tính mấy mẹ |
con đều chết cho xong. Chị không chịu đựng được nữa rồi. Trời ơi! là
Trời ! Sao mà khổ như vậy nè trời!"
Đôi mắt của chị, tiếng khóc của
chị, tiếng khóc của các cháu đeo theo tôi mỗi mùa Tết đến. Vâng số phận con
người là như vậy đó. Nếu ngày ấy tôi không bước vào nhà chị, thì chị và các
cháu đã không còn hiện diện trên đời này....
Lâu lắm rồi tôi không về quê. Mấy
chục năm qua, các cháu đã trưởng thành và có cuộc sống riêng tư, ổn định.
Không biết bây giờ chị còn hay đã mất. Nhưng
mỗi năm vào tháng chạp tôi lại nhớ kỷ niệm ngày nào. Và đó là bài học
cho tôi trong cuộc sống.
Đừng quá ỷ lại vào người khác, dù
người đó là cha mẹ hay chồng. Hãy bước ra khỏi cái bóng râm êm ả, để tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời. Hãy chịu đựng những khó khăn để tự mình đứng dậy.
Ơn trên không bao giờ đóng chặt các cửa để
mình không thể thoát thân. Hãy đấu tranh đến cùng và yêu mạng sống của mình
hơn bất cứ điều gì. Đừng vì một phút yếu lòng hay tuyệt vọng mà hủy hoại đi
sinh mạng của mình và con cái.
Vì đó là quà tặng thiêng liêng của
ơn trên và do cha mẹ tạo thành . Mình không có quyền hủy diệt.
NTT
|
Saturday, January 7, 2017
Hồi Ký: THÁNG CHẠP (2) - Nguyễn thị Thêm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment