Tháng chạp nắng chan hòa cho hoa
thêm sắc màu.
Tháng chạp rộn ràng chuản bị
đón Tết
Tháng chạp tổng kết vui buồn, tất
bật của một năm.
Cứ mỗi tháng chạp về là tôi lại
nhớ nhà quay quắt. Nhớ những lần anh em dọn dẹp, quét vôi trong ngoài, lau
bàn thờ, lư hương chuẩn bị đón Tết. Nhớ cây mai sân trước chi chít nụ Xuân.
Nhớ luống bông thọ sau vườn trổ hoa vàng ươm.
Nhớ những đùm trái cây má để dành chưng Tết. Nhớ không khí đầm ấm,
đông vui.
Và nhớ những ngày lao động vất vả
sau 1975. Tất bật đi chợ cuối năm chiều 29 Tết.
Trong rất nhiều kỷ niệm đó, tôi
còn nhớ đôi mắt chị và 5 đứa con còn
nhỏ.
......
Năm đó, từ thành phố chị và gia
đình về nông trường cao su. Coi như đi kinh tế mới. Chị mua một miếng đất nhỏ
và canh tác. Miếng đất khô cằn sau một rừng cao su nằm ven lộ mà người địa
phương gọi là Bàu Ngỗng.
Tên "Bàu Ngỗng" tôi
không biết xuất xứ từ đâu và có từ bao
giờ. Nhưng cái tên khiến người ta liên tưởng đến một đầm nước có nhiều con ngỗng
hay con vịt trời đấn tạm trú.
Trên tóc chị một vành khăn tang
trắng. Chị vừa mất chồng. Chồng chị là một người đàn ông giỏi giang, học thức
và yêu thương vợ. Chị không kể nhiều với tôi về anh ấy. Bởi mỗi khi nhắc đến
anh, nước mắt chị ràn rụa và không thể nói gì hơn là khóc.
Người cùng sống với chị là hai đấng
sinh thành. Họ yêu thương chị nhưng họ cũng thuộc dân thành phố, không hề biết
lao dộng, trồng trọt. Nói theo kiểu Huế của chị là " Cả gia đình chiêu yếu"
Thật là một gia đình tôi nghĩ khó
có thể chịu đựng nỗi trong một xã hội chỉ lấy tay chân làm mục tiêu đời sống.
|
-Hai người già, chỉ biết nấu cơm,
ru cháu và ngồi nhìn qua khung cửa, phì phà điếu thuốc lá Cẩm Lệ to đùng.
-Chị là lao động chính mà cả đời
chưa giang nắng bao giờ. Đụng một tí là khóc và hai bàn tay mượt mà, thon thả
chẳng biết vá may hay nấu nướng.
-5 đứa con vừa trai vừa gái,
trong đó có một đứa con nuôi mới hơn 3 tuổi. Đứa lớn nhất khoảng 7- 8 tuổi và
còn lại như những thiên thần . Xinh đẹp và rất dễ thương
Ôi chao, một gia đình mà tôi nhìn
vào lo sợ. Vì toàn là người ăn, chẳng có người làm. Tôi đoán nhà chị lúc trước khá giả. Cuộc sống đầy đủ
vật chất khỏi phải lo miếng ăn, áo mặc.
Có lẽ chồng chết, chị bán nhà cửa và đi về đây. Tại sao về đây- một nơi khỉ
ho cò gáy, chỉ lấy hai bàn bàn tay bươi đất và cạo mũ cao su để kiếm sống
-thì thiệt tình tôi không biết.
Chị xin vào làm công nhân và
chung tổ sản xuất với tôi. Tổ chăm sóc cây cao su mới trồng. Tôi thấy mình đã
thảm, Một cô giáo mất nghề, về làm công nhân mà học trò mình lại làm cán bộ
quản lý. Tôi đã bị thiên hạ - Những người có công Cách Mạng sau 75- trề môi dèm xiểm :"Cóc chết 3
năm quay đầu về núi" Tôi đã cười với họ mà trong lòng nước mắt dâng lên
nghẹn cổ.
Tôi và chị học chung một khóa lai
tháp cao su. Thấy chị nói giọng Huế dễ thương- À cũng là người mình -tôi đến
bên chị làm quen và bắt chung cặp. Nhìn chị cầm cái dao không xong, bàn tay
trắng nuốt run run, nước mắt cứ muốn chảy ra mỗi lần ông tổ trưởng đến gần kiểm tra , tôi thật ái ngại cho chị.
Giờ cơm, chị đi ra một gốc cao su ngồi ăn, tôi không dám tới gần vì sự riêng
tư. Thời gian ở miền Trung đã dạy cho tôi lễ nghĩa. Sự kín đáo và kiêu kỳ vốn có của những người
dân sinh trưởng ở vùng đất ông Hoàng bà Chúa.
|
Khi ra ngoài thực hành, mỗi người
một lối, Mình lai tháp cây cao su con theo hàng cây mình nhận. Ngày mở
băng, hàng cây người nào, người đó chịu
trách nhiệm về tỷ lệ sống hay chết của mắt cao su được ghép vào.Điều đó ảnh
hưởng tới tiền lương và công việc. Một hôm, tôi bỗng nghe tiếng khóc ở hàng
bên cạnh. Tôi vạch cỏ lội qua lối kế bên. Tôi thấy chị ngồi bên cạnh thùng đồ
nghề ngỗn ngang dây băng và ôm mặt khóc . Cây cao su nhỏ trước mặt chị bị rạch
nhiều đường, như bị lột da trần trụi. Tôi đở chị dậy và hỏi nguyên nhân. Chị lắc đầu và tức tưởi:
-Chị làm không được, chị không thể
nào làm được em ơi! chắc chị nghỉ làm.
-Tại sao?
- Chị không chịu được nắng, chị
nóng quá. Tay chị cắt mắt cứ lẹm hoài. Chị
tháp không xong. Mấy cây này sẽ chết hết em ơi!
Tôi đi dài theo hàng chị vừa làm
thì đúng như chị nói, những cây cao su đã bi tháp sai kỹ thuật. Nó chỉ có nước
chết mà thôi. Nhìn những cành cao su giống nằm giữa nắng, tôi dọn dẹp lại cho
gọn. Bỏ dây băng vào thùng. Tôi xếp dao lai và đến bên chị.
-Dù sao
chị cũng phải ráng. Em cũng như chị, đâu có quen mưa nắng hay làm việc này.
Nhưng biến phải tùng quyền chị à. Ráng lên chị. Đừng khóc nữa. Làm hoài sẽ
quen. Tôi hỏi chị có đói không? Tới giờ trưa rồi, mình
ăn cái gì rồi em sẽ giúp chị. Hai chị em chui dưới tàng bụi sậy khá to và lôi
cơm mình ra ăn. Tôi chợt giật mình khi thấy chị chỉ mang theo chút cơm độn
khoai mì và một nhúm muối ớt.
Ôi! Tôi
đã từng ăn độn, tôi đã từng gian khổ. Nhưng giữa cái nắng chang chang này, chỉ
tí cơm và muối ớt đã làm tôi thương chị hơn bao giờ hết. Tôi mời chị ăn cơm
chung. Má tôi đã kho cá khô và đem cho tôi một ít rau lang luộc chung với rau
dền.
(Còn tiếp)
|
Saturday, January 7, 2017
Hồi Ký: THÁNG CHẠP (1) - Nguyễn thị Thêm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment