Sunday, June 23, 2019
Saturday, June 8, 2019
Hồi Ký: THÁNG SÁU và BA TÔI - Nguyễn thị Thêm
Rất
nhiều lần tôi muốn viết về ba của tôi. Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược
lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
Mỗi
khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và
nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và
hiền lành. Tôi muốn ông đọc những dòng tôi viết về ông rồi cười thật tươi, thật
sảng khoái như mọi lo âu, phiền muộn về đời sống theo gió bay đi.
Không
gian chỉ có hai cha con, thời gian như quay lui lại. Tôi chỉ là đứa con gái nhỏ
xíu ông hí hoáy cắt tóc húi cua như mấy người anh.
Ngày
Tết, tôi ngồi trên bình xăng chiếc xe mô tô đen ông lái. Cái áo đầm ông mua cho
tôi còn mới tinh. Sợi dây chuyền vàng mặt hai con chim tranh nhau trái đào, cây
kiềng vàng cứng ngắt làm cổ tôi vướng víu. Mấy cái này đích thân ba tôi đeo vào
cho tôi. Kể cả đôi khoen vàng đeo tai ông cũng tự tay mang vào cho con gái. Tôi
ra dáng một cô con gái nhà giàu mỗi khi Tết theo ba về ngoại đốt nhang ông bà.
Tôi nhớ mấy đứa con dì Bảy tôi, đứng lấp ló sau tấm vách tre len lén nhìn, ra
dáng rất thèm thuồng.
Ba
tôi cưng tôi như vậy đó vì ông chỉ có tôi là con gái một. Mỗi ngày, sau khi ăn
cơm xong, ông cần ngủ một giấc buổi trưa để chiều còn đi rước dân cạo mũ. Ông
hay bắt tôi nhổ tóc trắng. Cứ đếm sợi để nhận thưởng. Tôi ngồi nhổ tóc sâu cho
ba mà gục xuống ngủ lúc nào cũng không hay. Khi thức dậy ba tôi đã đi làm và
đầu tôi nằm trên chiếc gối của ông. Thì ra đó là cách ông dỗ tôi ngủ trưa.
Ba
tôi không uống rượu và không đánh bài, ngoại trừ ngày Tết. Và ông chỉ chơi đúng
3 ngày Tết rồi thôi, không ham mê cờ bạc như những người khác. Tuy nhiên chỉ
chơi ba ngày mà má tôi cũng đã đứng tim vì ông.
Tôi nhớ khi học lớp ba trường làng. Ông thầy giáo Lượm ra đề tài vẽ một trái bí đỏ. Tôi nắn nót vẽ rồi tô màu đàng hoàng. Khi chấm điểm và trả lại bài cho học trò. Thầy kêu tên tôi:
Ngày
Tết dân phu thường được nghỉ nhiều ngày để chờ cao su thay lá mới. Do đó nhiều
việc ăn chơi giải trí được mở ra. Trong đó có sòng tổ tôm và đánh chắn. Vì đa
số dân phu, cai, đội ở đây đều là người Bắc, được Tây tuyển phu vô Nam khai
phá cao su để lập đồn điền. Ba tôi chơi khá lớn. Ông đặt một lần, nếu thua thì
bỏ tiền ra đặt lại. Nếu thắng, ông không lấy tiền vào. Ông để vậy đặt tiếp.
Thắng đặt tiếp nữa. Nếu hên tới lần thứ tư chủ cái phải kêu ông thu tiền vào
đặt nhỏ lại.
Cho
nên khi ông thắng bài thì tiền nhiều lắm. Còn thua chỉ vài ván là ông sạch túi
bỏ đi về. Má tôi rất tội nghiệp, bà bán thức ăn, khô mực nướng và các đồ nhậu.
Bà không dám nhìn ba tôi đánh bài, cũng không dám lại gần vì sợ ba tôi la.
Thỉnh thoảng bà kêu tôi:
-Chín!
Qua coi ba con ăn hay thua. Có còn tiền không?
Mấy
anh tôi thì theo dụ dỗ.:
-
Chín! Đi qua xin tiền ba, anh dẫn đi mua kẹo kéo ăn.
Và
tôi ,chỉ có tôi là dám đứng sau lưng ba để khều khều xin tiền hay đem nước cho
ba uống.
Má
kể khi sanh tôi ra ba tôi không có ở nhà. Nơi má nằm sinh là vùng không được an ninh. Tôi sinh ra cứ khóc, khóc
hoài không nín. Má nhắn ba tôi về thăm. Nhắn mấy tin mãi mấy ngày sau ba mới
về. Ông vén cái màn che giường cữ của má tôi, thò đầu vào và nói:
-Ba
về rồi nè. Ngủ đi con gái. Má bồng tôi ra. Ông vuốt hai má tôi rồi nói:
-Ngủ
ngon đi con. Ba đi nghen.
Thế
là ông đi. Còn tôi từ đó ngủ một giấc say sưa và nín khóc. Má tôi lấy cái áo cũ
của ba đắp lên người tôi để lấy hơi.
Tôi
lớn lên trong bàn tay chăm sóc của mẹ và sự dạy dỗ dặn dò của ba. Ba tôi rất ít
nói. Nhưng khi ông nói thì đâu ra đó. Từ từ chậm chạp như để chúng tôi nuốt
từng câu, hiểu từng ý trong lời nói của ông.
Tôi nhớ khi học lớp ba trường làng. Ông thầy giáo Lượm ra đề tài vẽ một trái bí đỏ. Tôi nắn nót vẽ rồi tô màu đàng hoàng. Khi chấm điểm và trả lại bài cho học trò. Thầy kêu tên tôi:
-Trò
Chín vẽ trái bí rất đẹp và to. Trái bí này trồng lâu, lâu, lâu… lắm mới lớn như
vầy.
Cả
lớp cười rần rần. Tôi mắc cở muốn khóc vì tôi biết thầy đem ba tôi ra để chọc
chơi.
Ba tôi ở Bình Sơn được bà con xóm giếng gọi là
Bác Sáu Lâu. Sáu là thứ của má tôi. Còn Lâu hình như tên thường gọi trong nhà ở
ngoài quê. Mà tánh tình ba tôi cũng giống cái tên lắm. Ông làm gì cũng kỹ lưỡng,
chậm chạp, từ từ không có gì là vội vàng, kể cả đi... cầu. (Ở Bình Sơn. Đường
mương thoát nước từ nhà máy chảy ra suối được xây những nhà cầu công cộng. Nước
cứ chảy liên tục như vậy để tống khứ phân và rác ra hạ nguồn con suối.).
Mỗi
sáng ba tôi đi cầu. Nếu người nào muốn đi mà biết là ba tôi ngồi ở trong là họ
phải đi tìm nhà cầu khác:
-
Ai ở trỏng vậy?
-Bác
Sáu Lâu
-Thôi!
Tui đi tìm chỗ khác. Chờ ổng có nước ị ra quần.
Thế
đó ba tôi nổi tiếng như vậy đó có mắc cười không.
Ba
tôi khá đẹp trai dù ông không cao mấy. Nhìn ông người ta có thể tin tưởng: Đây
là một người đàn ông chính trực, ngay thẳng và đáng tin cậy. Ông không đùa dai,
không trớt nhả nhưng dường như ông có duyên ngầm nên rất nhiều phụ nữ đã ngã
vào vòng tay ông.
Bà dì ghẻ của tôi một lần chân tình thố lộ:
-Ba
mày không dụ dỗ dì đâu. Dì bỏ nhà đi theo ổng từ hồi còn con gái. Ba của dì đánh biết bao
nhiêu nhưng dì không thể không nhớ ổng. Dì lén gói quần áo, trốn ông ngoại và
theo ổng tới bây giờ.
Hồi
còn nhỏ tôi rất ghét dì. Nhưng khi lớn lên thấy dì thương ba tôi bằng cả tấm
chân tình nên tôi không còn giận hờn. Tôi coi dì như một người mẹ và yêu thương
các em con dì như ruột thịt.
Ba
tôi một thời lăn lộn để mưu sinh nên ông biết nhiều thứ, nhiều nghề. Ông cần
mẫn siêng năng và đôn hậu. Ông đã dạy rất nhiều người thành tài xế vận tải cho
sở Bình Sơn. Ông lái xe rất kỷ lưỡng, đàng hoàng. Cho nên thời trai trẻ ông là
tài xế riêng cho chủ Tây. Khi lớn tuổi ông được chọn làm tài xế đưa rước học
trò trong Sở Bình Sơn ra quận lỵ Long Thành học.
Ông
rất mê thể thao và là đoàn trưởng của đoàn Thanh Niên Cộng Hòa thời đó.
Nhìn
thân hình ông, những bắp thịt săn chắc cuồn cuộn trông rất khỏe mạnh. Ông là
huấn luyện viên túc cầu cho sở Bình Sơn. Mỗi khi nhìn ba tôi làm trọng tài
trong những lần giao đấu, tôi cứ ao ước mình được là con trai để được chạy trên
sân cỏ. Bởi vì ngày xưa phụ nữ không hề được quyền bỏ việc nhà để đi đá banh.
Những
cầu thủ Bình Sơn lúc đó đa số là người Chà Và. Họ to con, rắn chắc và chạy rất
bền sức. Họ đá banh rất khá và thường đi ra ngoài các quận và sở cao su khác đá
tranh giải. Tôi luôn được ba tôi cho đi theo để lo vụ nước chanh và quần áo,
khăn cho cầu thủ. Thật ra cả gia đình tôi đều phải tham gia tích cực không công
cho đam mê của ba tôi. Má tôi phải bỏ tiền và công sức cho ba tôi làm tròn
nhiệm vụ. Anh em tụi tôi sau mỗi lần đội banh giao đấu phải hì hục gở cỏ may
ghim vào vớ, áo quần cầu thủ. Còn má tôi giặt đồ bở hơi tai chả được ba tôi trả
công gì hết.
Ba
tôi là một người rất có uy tín trong làng xã. Tôi nhớ có một lần, vào dịp gì đó
có buổi họp khá quan trọng. Ban Tổ Chức mời ba tôi lên phát biểu ý kiến. Ba tôi bước lên khán đài. Tôi khều khều con Tuyết mặt mày hí
hửng. Mấy anh tôi vỗ tay rào rào. Hội trường dứt tràng pháo tay, ba tôi lên
tiếng:
-Kính
thưa quý vị quan khách. Kính thưa…. Hôm nay
tui…. Thế rồi ba tui đứng như trời trồng, tay
mân mê cái cằm đã cạo râu sạch coóng. Cả hội trường im như nín thở chờ đợi. Thế
rồi ba tui lí nhí:
-Xin
cám ơn quý vị.
Rồi
ba tôi bước xuống. Cả hội trường òa ra cười, vỗ tay vang trời. Tôi ngớ ra tẻn
tò ra mặt.
Ba
tôi là vậy, làm chứ không nói. Trước đám đông ông rất khớp. Nhưng trước mặt
ông, cả gia đình các em, vợ, con, cháu cũng rất khớp vì cái uy nghiêm của ông.
Ông chưa hề đánh con một roi nào. Ông kêu vào, chỉ cái ghế bảo ngồi xuống đó
rồi ông nói. Từng lời nghiêm huấn khiến chúng tôi nín thở để nghe. Ông là cội
tùng rất to che chắn cả 3 dòng con và 3 mái gia đình.
Ba
tôi là người con rất có hiếu với bà nội tôi. Một mình xa quê vào Nam lập
nghiệp. Tiện tặn lo cho mẹ cho em. Gửi tiền và vật liệu về quê để nội tôi cất
nhà đàng hoàng và đài thọ cho các em ăn học. Khi nội tôi bệnh, ông cho má tôi
về quê rước nội tôi vào Nam trị
bệnh và phụng dưỡng. Mỗi ngày ông đều đến hỏi thăm, trò chuyện và dặn dò má tôi
chăm sóc tận tình. Ông và chú Năm tôi mua gỗ tốt rồi mướn thợ làm áo quan cho
nội tôi. Ngày đem về, trông thấy cái hòm nội tôi phát khiếp, bà la om sòm:
-Úy
chu choa quơi! Đem đi, đem đi quăng cho xa, mẹ sợ lắm.
Thế
là ba tôi phải làm một gian nhà nhỏ để cái quan vào và phủ kín mít không cho
nội biết.
Bà
nội tôi sống tới 95 tuổi mới ra đi. Ngày nội tôi hấp hối, cơ thể yếu dần, chân
tay không còn cử động. Trong khi ba tôi đi rước chư tăng về, tôi pha nước nóng
với rượu lau cho nội và thay bộ đồ trắng cho bà. Vì lúc đó nơi tôi ở không có
chùa, ba tôi phải đi tìm các vị sư Nam Tông.
Vì thuộc phái Nam
tông nên họ tụng cho nội tôi kinh bằng tiếng Phạn. Tụng xong, Ba tôi nói :
-Mẹ
tui là người Việt Nam,
mấy thầy tụng tiếng Phạn mẹ tui không có hiểu. Mấy thầy làm phước tụng cho mẹ
tui một hồi kinh tiếng Việt Nam.
Tôi
đứng ở đầu giường lau mồ hôi nội tươm ra ở trán, thấy các thầy vừa dứt hồi
kinh, nội tôi thở hắt ra một cái rồi ra đi.Ông thầy cả nghe tôi nói cũng còn
nghi ngờ nên lấy bông gòn để ở mũi nội tôi và cuối cùng tuyên bố nội tôi đã ra
đi sau khi nghe xong lời kinh siêu độ.
Từ
đó ba tôi bắt đầu hướng Phật. Ông ăn chay và tích cực phát tâm cúng dường cũng
như bố thí. Ông phát động các bác trong xóm tái thiết lại ngôi chùa bị bỏ hoang
từ lâu. Ông thành lập Hội tương tế và cùng các bác trong hội thỉnh Phật và
thỉnh tăng về trụ trì. Ngôi chùa thành hình và phát triển cho tới ngày nay.
Thật
lòng mà nói, đối với tôi ông ngoài là nghiêm phụ còn là một người bạn. Có điều
gì khó khăn tôi thường tâm sự với ông. Ông lắng nghe và cho tôi những câu
khuyên bảo chí tình. Còn ông, tuổi càng cao ông càng gần gũi tôi hơn. Những
chuyện không thể nói với ai ông đều cùng tôi san sẻ. Hai cha con có nhiều khi
ngồi tâm sự thâu đêm. Cái lằn ranh cha con nghiêm khắc những lúc đó không còn,
mà còn lại như hai người bạn vong niên.
Tôi
thương ba tôi lắm. Có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống mỗi khi nhắc tới ba
tôi. Nhất là mỗi dịp Tết chuẩn bị bàn thờ để rước ông bà. Nhớ tới ông tôi lại
khóc.
Vào
những ngày Tết Đoan Ngọ hay Tết Nguyên Đán, phụ huynh học sinh thường đem đến
biếu cô giáo những trái cây vườn nhà. Ba tôi quý lắm. Ông trang trọng đặt lên bàn thờ gia tiên và khấn vái nghiêm túc.
Ông nói đây là cái lộc của gia đình. Con làm nghề này hãy giữ đúng tác phong và
nhiệm vụ một nhà giáo.
Nhà
tôi đa số là con trai chỉ có mình tôi là gái. Thế nhưng vào những ngày giáp
Tết, các anh tôi có bổn phận lau chùi lư hương, chưn đèn. Nhưng quét dọn bàn
thờ và trang trí chưng trái cây, bông hoa ông không cho ai làm. Chỉ chờ tôi về
mà thôi. Có năm vì việc làm, việc nhà, chiều 30 Tết tôi mới về nhà cha mẹ. Mấy
anh tôi chỉ bàn thờ chưa trang trí mà quát tôi một trận. Mấy ảnh giận tôi và
giận luôn cả ba tôi. Ông ngồi đó chậm rãi:
-Bây
lo chuẩn bị dọn cúng đi. Con Chín quét dọn chưng trái cây xong thì bưng lên
cúng ông bà. Làm gì mà ồn vậy.
Tôi
xuất ngoại được hai năm thì ba tôi vào chùa xuất gia. Ông vui trong kinh kệ và
hướng tâm vào Phật pháp. Tôi về chùa nhìn ông trong lớp áo tăng già mà thương
ông nhiều lắm. Tôi cũng rất mừng là ông đã chọn con đường chánh pháp để sống
cuối đời. Con anh Sáu tôi theo nội vào chùa để săn sóc và làm thị giả. Sau ngày
ba tôi mất, cháu xin thầy trụ trì xuống tóc xuất gia làm chú tiểu. Bây giờ chú
cũng đã là một đại đức.
Ba
ơi! Tháng Sáu bên này là lễ của cha. Con ngồi viết những dòng này mà nước mắt
rơi ướt cả bàn tính. Ba hiển hiện trước mắt con với nụ cười bao dung và hiền
hòa. Ba đã vào cửa Phật từ khi con rời quê hương xa xứ. Con đã bất hiếu bỏ ba ở
lại để làm tròn trách nhiệm một người dâu, người vợ, người mẹ. Bây giờ đôi khi
chăm sóc chồng quá vất vả hay bị nhiều phiền muộn, căng thẳng. Không hiểu tại
sao con cứ nhủ mình “Hãy coi anh ấy như là ba để toàn tâm toàn ý yêu thương và
săn sóc”
Ba
ơi! Trên cao hay ở một nơi nào đó trên trái đất này. Con nguyện ba luôn được an
lành, hạnh phúc và được mọi phước lành.
Nguyện
10 phương Chư Phật hộ trì cho Ba.
Con
gái của ba.
Nguyễn thị Thêm.
Saturday, May 25, 2019
Bút Ký: MẸ TÔI - Hân Lý
Mỗi ngày 8-9h sáng chị sẽ gọi hỏi con sáng trưa chiều có
gì ăn chưa. Chị ấy lo miếng ăn của tôi lắm vì chắc lo tôi ốm. Mẹ ơi, con
ốm ko nỗi đâu vì có mẹ làm sao đói đc? Yêu cầu món hôm trước hôm sau có
liền😋 Mẹ tôi rất giàu năng lượng. Không bao giờ biết nghỉ ngơi là gì.
Chị ấy ko phải chỉ lo miến ăn cho anh em tụi tôi mà con lo luôn cho phần
thiên hạ. Nấu 1 đống rồi đi cho người này người kia. Người phụ nữ bao
đồng nhất trong thế giới của tôi. 😂Uh chắc đó là thú vui nho nhỏ thích
chia sẽ vs người khác để tròn🐷 chung vs mình. Dù sao đi nữa, cảm ơn mẹ
vì tất cả mong mẹ luôn giữ phong độ và năng lực này mãi để sống đời với
tụi con!!
Happy Mother’s Day Mami yêu vấu 😘
Sunday, May 12, 2019
Bút Ký: MÁ TUI - Nguyễn thị Thêm
Má tui hiền lành và cơ cực lắm. Mỗi khi nghĩ đến má, tui cứ hình dung má tui là một bà già trầu.
Cũng lạ. Tui bây giờ cũng đã 71 tuổi. Nhưng thú thiệt, đôi khi nhìn vào gương tui thấy tui cũng còn mướt lắm chứ bộ. Tui hổng có sửa đổi, bôm hút cái gì đâu nghen. Tui tự nhiên má sanh sao tui để vậy. Kể cả cái tên Thêm quê một cục khi vô quốc tịch tui cũng không đổi nữa là. Tui nói như vậy hổng phải tui khen tui đẹp. Tui xấu hoắc chứ có đẹp đẻ gì. Má tui và cả gia đình nội ngoại đều nói tui giống ba. Mèn ơi! giống má thì có nét chứ giống ba thì có gì sắc sảo đâu. Có chăng là vẻ đẹp của một người đàn ông không đẹp trai. Hi Hi.
Tui muốn nói là tui 71 tuổi rồi mà tui vẫn còn.. coi được. Nghĩa là chưa đến nổi...nhìn thấy ớn. Ra đường thiên hạ chưa thấy lọm khọm để "Chào cụ". Nếu mà mặc áo dài vô thì ba vòng cũng còn rõ rệt. Dù vòng hai có phần hơi tăng trưởng hơn hồi xa xưa. Nói nào ngay nhan sắc dù đã tàn phai theo ngày tháng, nhưng ở cái xứ đầy đủ vật chất này phụ nữ thường trẻ lâu hơn. Các chị có đồng ý với tui không?
Má tui hồi đó cở tuổi tui là đã thành bà già trầu. Hổng phải, cở gần 60 bả đã ăn trầu ngoáy. Răng cỏ má tui như lược bị gảy răng, cái còn cái mất. Vì phải ngoáy nên bà có một cái giỏ trầu. Gia tài đó gồm cái ống ngoáy và chìa ngoáy trầu, cau tươi, bình vôi và cái hộp nhỏ đưng thuốc rê. Dưới chân bộ ván gỏ còn có cái ống nhổ cổ trầu bằng đồng.
.
Thiệt tình tui thấy sao má tui ăn trầu ngon quá xá. Trầu cay, vôi nóng, cau chát thế mà ba thứ bỏ vào ống ngoáy, xoáy cho nát, nó ra cái màu đỏ lòm. Má từ từ lấy đầu ống ngoáy lùa cái chất đỏ lòm đó vào miệng rồi ngồm ngoàm nhai. Nước cổ trầu đỏ thấy ớn nhổ vào cái lon đồng một cái phẹt. Má tui bây giờ không còn xỉa thuốc vì răng đã đi chơi xa còn đâu mà xỉa.
Cô tui xỉa thuốc mới ghê, Một cục thuốc to kềnh cô bỏ vào giữa răng và môi trên. Nó độn môi cô lên một cục chù vù. Thỉnh thoảng cô lấy tay đẩy cục thuốc rê đi du lịch vòng quanh nướu. Hai ngón tay trỏ và tay cái nhuộm cổ trầu và thuốc lá có cái màu nâu nâu không bao giờ rửa sạch.
Mỗi khi má tui đang ăn trầu mà muốn nói là bà dùng lưỡi túm bả trầu vào một bên, nhổ nước cổ trầu ra rồi mới nói. Có nhìn mấy bà già ăn trầu nói chuyện với nhau mới vui. Cả cái miệng đầy nước bả trầu vừa tém vừa nói thấy mà thương. Thỉnh thoảng má kéo cái khăn vắt vai chùi quanh mép. Hoặc lấy ngón tay trỏ và tay cái tém cái miệng chùi nước bả trầu tràn ra ngoài rồi trét lên khăn.
Người ta nói vôi làm răng chắc không bị sâu. Thế nhưng sao răng má tui đi du lịch ngoài không gian quá sớm . Phải ăn trầu ngoáy ngay cái tuổi vẫn chưa gọi là già.
Hồi đó tui còn nhỏ, thấy bà nội, má tui, bà Bảy, bà Hai, Bà Ba ăn trầu sao mà ngon quá. Tui lấy nửa lá trầu quẹt tí vôi, một miếng cau tươi của nội, tui bỏ vô miệng để nhai. Ngon đâu không thấy tui thấy cay xè và nóng muốn dộp lưỡi. Tui nhả ra không kịp vậy mà tui cũng bị say trầu một trận. Mặt tui đỏ bừng, đầu choáng váng, xoay mòng mòng. Từ đó tui tỡn không bao giờ dám mơ chuyện ăn trầu cho môi nó đỏ.
Có một dạo ba má tui gây lộn. Ba tui thách má tui bỏ trầu. Mặc dù ông ông đã chăm chút trồng cho má tui hai nọc trầu vàng thiệt to, rất xum xuê. Cũng như ông chừa nguyên một liếp vườn dưới chuyên trồng cau "Để cho má mày ăn".
không biết hôm đó hai người giận nhau về việc gì. Quá nóng giận, ổng nổi cơn tam bành thách má tui bỏ trầu.
Má tui nhìn ổng. Đôi mắt hình hai viên đạn lửa lên nòng. Bà nghiến răng. Chỉ còn vài cái làm mẫu mà thôi.
Bà dứt khoát:
-Ngày mai tui sẽ bỏ cho ông coi. Đừng thách tui.
Ô hô! Má tui đem bộ đồ nghề ống ngoáy, khay trầu dẹp vào góc tủ. Cái ống nhổ đổ sạch, chùi bóng nước đồng. Bà đoạn tuyệt với ông thần vôi mà không cần ra tòa. Bà không ngáp, không mệt vì cơn ghiền trầu kéo đến. Tui nói :
-Hay má nhai gum hoặc ngậm kẹo cho đở buồn miệng. Má tui tỉnh bơ:
-Có chi mà buồn. Má không ăn là không ăn. Cho Ba mày biết má nói là má làm.
Thế là má tui bỏ trầu từ dạo ấy. Không biết ba tui giao ước gì với má tui. Ông thua trận có làm đúng như cam kết hay không. Chứ riêng tui phục lăn chiêng bà già trầu.
Dám nói, dám làm. Má tui là số một.
Người ta nói "Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng."
Tui thấy má tui bỏ trầu cũng vậy, có mua được cái gì đâu. Chỉ được cái là sân nhà không có những đốm đỏ đỏ dơ òm. Bà nội tui thiếu người cùng ăn trầu với mình. Nhất là mấy bà hàng xóm tiếc hùi hụi.
Các bạn biết tại sao không?
Bởi má tui có tài trị bệnh đẹn cho con nít.Mấy đứa con nít làm biếng bú hay ăn. Lưỡi cứ lè lè ra là mấy bà má bồng qua nhà tui. Má tui lật xấp đứa nhỏ xuống. Bà nhổ một bãi cổ trầu lên trên lưng và lấy tay chà từng chặng. Bà chà một hồi, những lông tơ bị gom lại, bà nhổ mấy cái lông đó đi. Lạ kỳ là mấy đứa nhỏ ít khi khóc. Má tui nói "Nó đã ngứa mà khóc gì?". Sau khi nhổ hết lông đẹn thì mấy đứa nhỏ lại ăn ngon, bú giỏi.
Tui không hiểu lối trị bệnh bá đạo của má tui. Nhưng rất nhiều người rất tin tưởng và coi bả như bà thầy.
Bà thầy này mà ở bên Mỹ thế nào cũng phải ra hầu tòa, bị phạt tiền trắng máu.
Má tui còn rất mát tay về mục xỏ lỗ tai cho con gái. Ngày xưa làm gì có thợ hoặc có đồ nghề xỏ lỗ tai như ngày nay. Má tui chỉ dùng một cây kim may và chỉ. Mấy bà hàng xóm hay bà con trong gia tộc có con gái thường đến nhà tui nhờ vả:
-Nhờ bác Sáu giúp dùm. Mai kia nó còn đeo bông để lấy chồng."
Nếu con bé hơi lớn mà sợ đau thì bà mẹ dụ dỗ:
- Con có muốn đeo tòn teng không? Nếu muốn thì ráng chịu đau một chút.
Má tui tốt bụng lắm. Ai nhờ gì là sốt sắng làm. Bả đang làm vườn ư? Dễ thôi, vô rửa tay rồi lau vô cái khăn trên đầu bất kể nó đã được đội mấy ngày. Bả sửa soạn đồ nghề. Mở hộp kim chỉ ra. Lấy chỉ mới xỏ vào kim rồi nhúng cả chỉ và kim vào rượu trắng. Bả kéo cái ghế ra sân ngồi để sáng nhìn cho rõ. Đứa bé sợ quá co rúm lại. Bà mẹ ôm con vào lòng, giữ chặc hai tay nó. Má tui giữ dái tai con bé rồi mân mê tìm trái tai, là điểm chính giữa. Bà nheo nheo đôi mắt và đâm một phát. Con bé ré lên một cái khóc um sùm. Bà cắt chỉ, thắt lại và qua tai bên kia hành sự tiếp.
Bà dặn về nhà chịu khó xoay qua xoay lại sợi chỉ cho nó mau lành. Nếu có rượu thì thấm vào để khỏi làm độc. Độ chưa tới nửa tháng là vết thương lành. Người nào có tiền thì mua bông tai đeo vô cho con. Người nghèo thì lấy cọng củ tỏi cắt cho vừa lỗ nhét vào. Cứ thế khi nào muốn đeo bông thì rút ra. Dễ ợt.
Tui và mấy đứa em bà con đều do một tay má tui xỏ lỗ tai. Sau này má tui đã già thị lực bà giảm nhiều mà cũng có người đem con đến nhờ vã. Nói ai đâu xa, con gái tui nè, cả hai đứa đều do ngoại xỏ lỗ tai. Bà đưa ra xa ngắm ngắm, mò mò rồi đâm cây kim một cái ngọt sớt. Bách phát bách trúng, mà có điều nó đi ngoài vòng an toàn, tức không vào ngay tâm điểm. Con bé tui lỗ tai xéo xẹo tức cười.
Có một lần con nhỏ em họ tui lấy chồng. Gần ngày đám hỏi mà nhìn lại lỗ tai chưa xỏ. Nó đạp xe đạp từ ngoài quận về nhà tui nhờ má tui xỏ lỗ tai để đeo bông cưới. Má tui già rồi, nó cũng lớn dái tai dày mo, má tui xỏ trần ai khoai củ. Sau một hồi hì hục trật vuột, nó cũng có chỗ để má chồng đeo đôi bông cưới ràng buộc một đời.
Tội nghiệp nó, chịu đau đớn xỏ lỗ tai để làm đám hỏi. Nó gặp ngay thằng chồng con cưng, hư hỏng bài bạc rượu chè. Cuộc đời nó bầm dập thảm thương.
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
Tới đây, tui lại nhớ thêm một chiêu độc của má tui.
Số là anh tui có một người bạn thân. Má của anh này dữ tàn cơn gió lạnh. Bà mà nỗi tam bành lên là bà chưởi có bài bản hẳn hoi. Bà tên là Bà Sinh và ông anh đó tên là Tống. Một lần ảnh bị nhặm. Mắt đầy ghèn mở không lên. Mấy ngày không bớt. Má tui kêu anh tui tới nhà anh Tống dẫn ảnh tới nhà cho má tui biểu. Anh Tống tới nhà, vừa cố nhướng hai mắt để nhìn và chào má tui. Má tui bước ra ngậm một bụm rượu trắng phun ngay vào đôi mắt anh ấy. Anh Tống rú lên la lớn lảo đảo. Má tui nói anh tui dìu anh Tống nằm xuống nghỉ ngơi. Cả nhà tui hết hồn. Anh Tống là con một, lỡ đôi mắt có bề nào bà Sinh sẽ cào nhà chúng tui chả chơi.
Vậy mà kỳ lạ hôm sau mắt anh ấy bớt dần. Má tui phun thêm hai lần nữa là ảnh lành hẳn. May là rượu này do chính nhà tui nấu, chứ như rượu pha thuốc rầy như ngày nay chắc là anh Tống hết thấy đường. Hú hồn.
Má của con ơi! Dù má làm gì, ra sao, con cũng thấy má con của con rất đẹp rất hiền hòa, dễ thương. Trong trái tim con má hiện hữu hàng ngày, hàng giờ. Làm việc gì con cũng nghĩ về má và so sánh ngày xưa nếu gặp trường hợp này má sẽ làm sao? Con rất thèm được hôn má một lần nữa. Hôn trên đôi má thật mịn màng. Thèm được thò tay vào cái áo túi rộng thùng thình mò hai trái mướp khô cằn của má. Hít thật sâu mùi da thịt của má yêu thương. Mùi mồ hôi quen thuộc đã đổ ra hàng ngày để nuôi con khôn lớn, nên người.
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ là con đã toại nguyện trong lòng.
Hãy yên nghĩ đi, má thân yêu của con. Con của má cũng sẽ là một bà mẹ tốt. Con hứa với má như vậy.
Nguyễn thị Thêm.
Cũng lạ. Tui bây giờ cũng đã 71 tuổi. Nhưng thú thiệt, đôi khi nhìn vào gương tui thấy tui cũng còn mướt lắm chứ bộ. Tui hổng có sửa đổi, bôm hút cái gì đâu nghen. Tui tự nhiên má sanh sao tui để vậy. Kể cả cái tên Thêm quê một cục khi vô quốc tịch tui cũng không đổi nữa là. Tui nói như vậy hổng phải tui khen tui đẹp. Tui xấu hoắc chứ có đẹp đẻ gì. Má tui và cả gia đình nội ngoại đều nói tui giống ba. Mèn ơi! giống má thì có nét chứ giống ba thì có gì sắc sảo đâu. Có chăng là vẻ đẹp của một người đàn ông không đẹp trai. Hi Hi.
Tui muốn nói là tui 71 tuổi rồi mà tui vẫn còn.. coi được. Nghĩa là chưa đến nổi...nhìn thấy ớn. Ra đường thiên hạ chưa thấy lọm khọm để "Chào cụ". Nếu mà mặc áo dài vô thì ba vòng cũng còn rõ rệt. Dù vòng hai có phần hơi tăng trưởng hơn hồi xa xưa. Nói nào ngay nhan sắc dù đã tàn phai theo ngày tháng, nhưng ở cái xứ đầy đủ vật chất này phụ nữ thường trẻ lâu hơn. Các chị có đồng ý với tui không?
Má tui hồi đó cở tuổi tui là đã thành bà già trầu. Hổng phải, cở gần 60 bả đã ăn trầu ngoáy. Răng cỏ má tui như lược bị gảy răng, cái còn cái mất. Vì phải ngoáy nên bà có một cái giỏ trầu. Gia tài đó gồm cái ống ngoáy và chìa ngoáy trầu, cau tươi, bình vôi và cái hộp nhỏ đưng thuốc rê. Dưới chân bộ ván gỏ còn có cái ống nhổ cổ trầu bằng đồng.
.
Thiệt tình tui thấy sao má tui ăn trầu ngon quá xá. Trầu cay, vôi nóng, cau chát thế mà ba thứ bỏ vào ống ngoáy, xoáy cho nát, nó ra cái màu đỏ lòm. Má từ từ lấy đầu ống ngoáy lùa cái chất đỏ lòm đó vào miệng rồi ngồm ngoàm nhai. Nước cổ trầu đỏ thấy ớn nhổ vào cái lon đồng một cái phẹt. Má tui bây giờ không còn xỉa thuốc vì răng đã đi chơi xa còn đâu mà xỉa.
Cô tui xỉa thuốc mới ghê, Một cục thuốc to kềnh cô bỏ vào giữa răng và môi trên. Nó độn môi cô lên một cục chù vù. Thỉnh thoảng cô lấy tay đẩy cục thuốc rê đi du lịch vòng quanh nướu. Hai ngón tay trỏ và tay cái nhuộm cổ trầu và thuốc lá có cái màu nâu nâu không bao giờ rửa sạch.
Mỗi khi má tui đang ăn trầu mà muốn nói là bà dùng lưỡi túm bả trầu vào một bên, nhổ nước cổ trầu ra rồi mới nói. Có nhìn mấy bà già ăn trầu nói chuyện với nhau mới vui. Cả cái miệng đầy nước bả trầu vừa tém vừa nói thấy mà thương. Thỉnh thoảng má kéo cái khăn vắt vai chùi quanh mép. Hoặc lấy ngón tay trỏ và tay cái tém cái miệng chùi nước bả trầu tràn ra ngoài rồi trét lên khăn.
Người ta nói vôi làm răng chắc không bị sâu. Thế nhưng sao răng má tui đi du lịch ngoài không gian quá sớm . Phải ăn trầu ngoáy ngay cái tuổi vẫn chưa gọi là già.
Hồi đó tui còn nhỏ, thấy bà nội, má tui, bà Bảy, bà Hai, Bà Ba ăn trầu sao mà ngon quá. Tui lấy nửa lá trầu quẹt tí vôi, một miếng cau tươi của nội, tui bỏ vô miệng để nhai. Ngon đâu không thấy tui thấy cay xè và nóng muốn dộp lưỡi. Tui nhả ra không kịp vậy mà tui cũng bị say trầu một trận. Mặt tui đỏ bừng, đầu choáng váng, xoay mòng mòng. Từ đó tui tỡn không bao giờ dám mơ chuyện ăn trầu cho môi nó đỏ.
Có một dạo ba má tui gây lộn. Ba tui thách má tui bỏ trầu. Mặc dù ông ông đã chăm chút trồng cho má tui hai nọc trầu vàng thiệt to, rất xum xuê. Cũng như ông chừa nguyên một liếp vườn dưới chuyên trồng cau "Để cho má mày ăn".
không biết hôm đó hai người giận nhau về việc gì. Quá nóng giận, ổng nổi cơn tam bành thách má tui bỏ trầu.
Má tui nhìn ổng. Đôi mắt hình hai viên đạn lửa lên nòng. Bà nghiến răng. Chỉ còn vài cái làm mẫu mà thôi.
Bà dứt khoát:
-Ngày mai tui sẽ bỏ cho ông coi. Đừng thách tui.
Ô hô! Má tui đem bộ đồ nghề ống ngoáy, khay trầu dẹp vào góc tủ. Cái ống nhổ đổ sạch, chùi bóng nước đồng. Bà đoạn tuyệt với ông thần vôi mà không cần ra tòa. Bà không ngáp, không mệt vì cơn ghiền trầu kéo đến. Tui nói :
-Hay má nhai gum hoặc ngậm kẹo cho đở buồn miệng. Má tui tỉnh bơ:
-Có chi mà buồn. Má không ăn là không ăn. Cho Ba mày biết má nói là má làm.
Thế là má tui bỏ trầu từ dạo ấy. Không biết ba tui giao ước gì với má tui. Ông thua trận có làm đúng như cam kết hay không. Chứ riêng tui phục lăn chiêng bà già trầu.
Dám nói, dám làm. Má tui là số một.
Người ta nói "Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng."
Tui thấy má tui bỏ trầu cũng vậy, có mua được cái gì đâu. Chỉ được cái là sân nhà không có những đốm đỏ đỏ dơ òm. Bà nội tui thiếu người cùng ăn trầu với mình. Nhất là mấy bà hàng xóm tiếc hùi hụi.
Các bạn biết tại sao không?
Bởi má tui có tài trị bệnh đẹn cho con nít.Mấy đứa con nít làm biếng bú hay ăn. Lưỡi cứ lè lè ra là mấy bà má bồng qua nhà tui. Má tui lật xấp đứa nhỏ xuống. Bà nhổ một bãi cổ trầu lên trên lưng và lấy tay chà từng chặng. Bà chà một hồi, những lông tơ bị gom lại, bà nhổ mấy cái lông đó đi. Lạ kỳ là mấy đứa nhỏ ít khi khóc. Má tui nói "Nó đã ngứa mà khóc gì?". Sau khi nhổ hết lông đẹn thì mấy đứa nhỏ lại ăn ngon, bú giỏi.
Tui không hiểu lối trị bệnh bá đạo của má tui. Nhưng rất nhiều người rất tin tưởng và coi bả như bà thầy.
Bà thầy này mà ở bên Mỹ thế nào cũng phải ra hầu tòa, bị phạt tiền trắng máu.
Má tui còn rất mát tay về mục xỏ lỗ tai cho con gái. Ngày xưa làm gì có thợ hoặc có đồ nghề xỏ lỗ tai như ngày nay. Má tui chỉ dùng một cây kim may và chỉ. Mấy bà hàng xóm hay bà con trong gia tộc có con gái thường đến nhà tui nhờ vả:
-Nhờ bác Sáu giúp dùm. Mai kia nó còn đeo bông để lấy chồng."
Nếu con bé hơi lớn mà sợ đau thì bà mẹ dụ dỗ:
- Con có muốn đeo tòn teng không? Nếu muốn thì ráng chịu đau một chút.
Má tui tốt bụng lắm. Ai nhờ gì là sốt sắng làm. Bả đang làm vườn ư? Dễ thôi, vô rửa tay rồi lau vô cái khăn trên đầu bất kể nó đã được đội mấy ngày. Bả sửa soạn đồ nghề. Mở hộp kim chỉ ra. Lấy chỉ mới xỏ vào kim rồi nhúng cả chỉ và kim vào rượu trắng. Bả kéo cái ghế ra sân ngồi để sáng nhìn cho rõ. Đứa bé sợ quá co rúm lại. Bà mẹ ôm con vào lòng, giữ chặc hai tay nó. Má tui giữ dái tai con bé rồi mân mê tìm trái tai, là điểm chính giữa. Bà nheo nheo đôi mắt và đâm một phát. Con bé ré lên một cái khóc um sùm. Bà cắt chỉ, thắt lại và qua tai bên kia hành sự tiếp.
Bà dặn về nhà chịu khó xoay qua xoay lại sợi chỉ cho nó mau lành. Nếu có rượu thì thấm vào để khỏi làm độc. Độ chưa tới nửa tháng là vết thương lành. Người nào có tiền thì mua bông tai đeo vô cho con. Người nghèo thì lấy cọng củ tỏi cắt cho vừa lỗ nhét vào. Cứ thế khi nào muốn đeo bông thì rút ra. Dễ ợt.
Tui và mấy đứa em bà con đều do một tay má tui xỏ lỗ tai. Sau này má tui đã già thị lực bà giảm nhiều mà cũng có người đem con đến nhờ vã. Nói ai đâu xa, con gái tui nè, cả hai đứa đều do ngoại xỏ lỗ tai. Bà đưa ra xa ngắm ngắm, mò mò rồi đâm cây kim một cái ngọt sớt. Bách phát bách trúng, mà có điều nó đi ngoài vòng an toàn, tức không vào ngay tâm điểm. Con bé tui lỗ tai xéo xẹo tức cười.
Có một lần con nhỏ em họ tui lấy chồng. Gần ngày đám hỏi mà nhìn lại lỗ tai chưa xỏ. Nó đạp xe đạp từ ngoài quận về nhà tui nhờ má tui xỏ lỗ tai để đeo bông cưới. Má tui già rồi, nó cũng lớn dái tai dày mo, má tui xỏ trần ai khoai củ. Sau một hồi hì hục trật vuột, nó cũng có chỗ để má chồng đeo đôi bông cưới ràng buộc một đời.
Tội nghiệp nó, chịu đau đớn xỏ lỗ tai để làm đám hỏi. Nó gặp ngay thằng chồng con cưng, hư hỏng bài bạc rượu chè. Cuộc đời nó bầm dập thảm thương.
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
Tới đây, tui lại nhớ thêm một chiêu độc của má tui.
Số là anh tui có một người bạn thân. Má của anh này dữ tàn cơn gió lạnh. Bà mà nỗi tam bành lên là bà chưởi có bài bản hẳn hoi. Bà tên là Bà Sinh và ông anh đó tên là Tống. Một lần ảnh bị nhặm. Mắt đầy ghèn mở không lên. Mấy ngày không bớt. Má tui kêu anh tui tới nhà anh Tống dẫn ảnh tới nhà cho má tui biểu. Anh Tống tới nhà, vừa cố nhướng hai mắt để nhìn và chào má tui. Má tui bước ra ngậm một bụm rượu trắng phun ngay vào đôi mắt anh ấy. Anh Tống rú lên la lớn lảo đảo. Má tui nói anh tui dìu anh Tống nằm xuống nghỉ ngơi. Cả nhà tui hết hồn. Anh Tống là con một, lỡ đôi mắt có bề nào bà Sinh sẽ cào nhà chúng tui chả chơi.
Vậy mà kỳ lạ hôm sau mắt anh ấy bớt dần. Má tui phun thêm hai lần nữa là ảnh lành hẳn. May là rượu này do chính nhà tui nấu, chứ như rượu pha thuốc rầy như ngày nay chắc là anh Tống hết thấy đường. Hú hồn.
Má của con ơi! Dù má làm gì, ra sao, con cũng thấy má con của con rất đẹp rất hiền hòa, dễ thương. Trong trái tim con má hiện hữu hàng ngày, hàng giờ. Làm việc gì con cũng nghĩ về má và so sánh ngày xưa nếu gặp trường hợp này má sẽ làm sao? Con rất thèm được hôn má một lần nữa. Hôn trên đôi má thật mịn màng. Thèm được thò tay vào cái áo túi rộng thùng thình mò hai trái mướp khô cằn của má. Hít thật sâu mùi da thịt của má yêu thương. Mùi mồ hôi quen thuộc đã đổ ra hàng ngày để nuôi con khôn lớn, nên người.
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ là con đã toại nguyện trong lòng.
Hãy yên nghĩ đi, má thân yêu của con. Con của má cũng sẽ là một bà mẹ tốt. Con hứa với má như vậy.
Nguyễn thị Thêm.
Hồi Ký: MỘT THỜI TUỔI THƠ - Hồng Sang
Chao ơi ...ký ức ...tìm đâu bây giờ ...
Nhớ sao nhớ quá tuổi thơ .
Bây giờ nhớ lại thẩn thờ quặn đau ...
Phải
chi cho tôi được ngắm lại cảnh đồng ruộng bao la của những năm
xưa....Đồng ruộng bao la và man mác gió...Có những nhà nông cày bừa chân
lấm tay bùn...Cho tôi được nghe tiếng ào ào của quạt nước từ rãnh lên
ruộng , tiếng mục đồng la hét ví thá đàn trâu , tiếng cười nói của dân
làng chào hỏi nhau khi gặp mặt...
Hảy
Cho tôi nhìn lại hình ảnh những người nông dân quê tôi khi họ cấy lúa ,
nhổ mạ , cào rơm hay đấp bờ , hảy cho tôi nhìn lại bầu trời Miền Nam
nắng đẹp...cao vời vợi không gợn chút mây giữa trưa hè...
Đến
năm 1973...khi nghe Hiệp Định Ngưng Bắn...mọi người hồ hởi vui mừng ,
có lẽ kết thúc chiến tranh , có lẽ chết chóc thôi đe dọa , hết cảnh
Huynh Đệ tương tàn ...
Mỗi
mơ ước trong lòng người dân rất là đơn thuần...Được nhìn lại bầu trời
trong xanh , không còn mùi khói đạn , không còn những giấc ngủ chập chờn
lo sợ mỗi đêm....
Trả lại cho những đêm trăng thanh bình , đêm đêm nằm nghe tiếng mưa rơi xạc xào trên mái lá...
Rồi sẽ được đi dự những buổi lễ hội ở sân Đình làng , những buổi hát
chầu vào Lễ Thượng Nguyên , rằm tháng 3 ở Đình làng. Dân làng và trẻ con
đi Lễ Chùa ăn chè xôi vào mùa Đoan Ngọ.....
Ôi
! Những ước mơ thật đơn giản của dân quê chúng tôi. Mơ ước của họ thật
đơn thuần và mộc mạc , vì họ chưa bao giờ bước chân tới Vũ Trường...Họ
chưa bao giờ được nhìn thấy ánh đèn màu dìu dịu , họ chưa từng mở 1 chai
Champagne có mùi thơm nồng nàn....
Ước
mơ của người dân quê tôi thật dễ thương họ là những người Lính Nghĩa
Quân , Địa Phương Quân , bỏ súng ống dìa nhà , được cầm cây cuốc cây cày
không còn muốn nghe những tiếng ạch đùng của súng đạn....
Bút Ký: NGÀY CỦA MẸ - TĐQA
Con cười đó mà nước mắt mẹ lại rơi!!! Cái cảm giác thấy con mới cười nói đó rồi nhanh chóng mất cảm giác vì thuốc mê thật đáng sợ vô cùng...
Sợ nhất là khi chụp MRI ấy, nhớ hoài cái hình ảnh mà con đang nói thì bác-sĩ tiêm thuốc mê, chưa kịp hết ống thuốc thì còn đã ngã ra ngủ say ko còn cảm giác gì nữa. Thật sự rất sợ! Sợ con ko dậy nữa... vì phản ứng với thuốc mê không giống như lúc ngủ bình thường. Nhìn con thở gấp gáp mà mê man, lâu lâu ngực con lại giật lên, rùng mình mà mẹ cũng phải rùng mình theo. Ở trong phòng chụp MRI với con chỉ ba mươi phút mà cứ ngỡ như dài một thế-kỷ.
Sợ nhất là khi chụp MRI ấy, nhớ hoài cái hình ảnh mà con đang nói thì bác-sĩ tiêm thuốc mê, chưa kịp hết ống thuốc thì còn đã ngã ra ngủ say ko còn cảm giác gì nữa. Thật sự rất sợ! Sợ con ko dậy nữa... vì phản ứng với thuốc mê không giống như lúc ngủ bình thường. Nhìn con thở gấp gáp mà mê man, lâu lâu ngực con lại giật lên, rùng mình mà mẹ cũng phải rùng mình theo. Ở trong phòng chụp MRI với con chỉ ba mươi phút mà cứ ngỡ như dài một thế-kỷ.
Rồi khi ra ngoài hơn ba mươi phút nữa mà con vẫn chưa tỉnh. Lâu lâu
lại co giật cả người lên vì còn tác dụng phụ của thuốc gây mê, mà mẹ
không cầm được nước mắt. Mẹ đã khóc như một đứa trẻ vì sợ con không dậy
nữa, không biết con có làm sao không .v.v... Mọi ý nghĩ xấu nhất đến
trong đầu mẹ! Và chỉ đến khi con tỉnh lại thì mẹ mới hết sợ con trai
à. Lần này đo điện não thì mẹ đỡ sợ hơn rồi, vì con cũng đã quen nên ít quấy khóc hơn.
Hôm nay là ngày của các bà mẹ. Vậy mẹ chỉ mong con sớm khỏi bệnh và
khỏe mạnh hơn là món quà lớn nhất, hạnh phúc nhất cho mẹ rồi. Hứa với
mẹ nhé con trai. Đừng làm mẹ sợ nữa nhé, hãy thương mẹ, vì mẹ mà khỏe
mạnh nhé con trai yêu của mẹ.
Mãi yêu con 😥😥😥
8/12052019
TĐQA
Thơ: MỘT NGÀY Ở QUÊ TÔI - Tống Ngọc Nga
Ở xã tôi, khu đất cách nay mấy mươi năm nhà nước dành riêng để xây những dãy nhà cho gia đình liệt sĩ gọi là " khu tình nghĩa "
Vài năm nay họ xúm nhau ,
rủ nhau
bán hết mỗi nhà tình nghĩa giá leo thang gần hai mươi tỉ để lên đời
Vì khu đất họ được cấp trước đây để xây nhà, giờ là khu đất vàng đất bạc của giới đại gia
Người chết mừng vui ô hô... A ha...
vỗ tay hò reo dưới mộ
Người sống ở dương trần hưởng lộc cơn mưa vàng khi bán được ngôi nhà nên xúng xính ngựa xe
Chỉ có người dân nghèo từ Phú Yên , Quảng Ngãi vẫn dạt về Đồng Nai hàng hàng lớp lớp ở dãy nhà trọ tối tăm,
ngày ngày lê la trên các ngõ đường làm nghề buôn tỷ phú
Nhiều anh chị công nhân cạo mũ cao su xin nghỉ việc làm,
bởi lương bèo nhèo không đủ nuôi con khi cao su rớt giá
Họ ùn ùn xin việc làm bảo vệ, lao công...
Có ông công an vay nợ đi cầm thẻ đảng giá năm mươi triệu đồng
không có tiền chuộc, bị chụp hình trưng ra giấy nợ ,
cấp vị quân hàm đưa lên
trang đầu ,dòng tin giật tít
Sáng nay tiếng chim vẫn vậy
Vẫn hót véo von,
Khu nhà của đại gia xây biệt thự nguy nga ,
giờ vẫn chết danh mọi người cứ quen gọi cái tên mỹ miều là:
ở khu nhà tình nghĩa
Subscribe to:
Posts (Atom)