Saturday, June 27, 2015

Bút Ký: BA - THE DAD (1) - Trương N. Hương



 BA - THE DAD

Rumor has it that my first word was “Ba”, which in Vietnamese means Dad. My Ba is a man of little words for his children but plenty of words for others who seek his advice. I have never seen a dinner table gone silent if he was seated with food in front and drink in hand. He enjoys telling stories of his picturesque experiences, joking with his friends about nonsensical happenings in the news, and always, jousting about politics as if he himself was a prime minister some time in his past life. By the time I was born, he wore a bald crown and a receding hairline that was quickly thinning away from black to gray to white. The earliest memories I hold of him involves a lot of karaoke, house parties, and him being an MC on stage at weddings and temple celebrations. He is the life of a party for his generation, the brave who crossed oceans in ’75 to America from Vietnam. Apart from the his party attire, (picture baggy gray suit pants paired with an oversized white button up covering his rotund beer belly accented with dark brown loafers and a light blue tie made in the 80’s) my earliest image of my father is him in his bright red, oversized Ford work t-shirt frayed at the edges, blue, baggy, oil clad jeans, and sturdy, beat-up, black work boots half hazardously laced and tied. His hands were always covered in machine oil. As hard as he partied, he worked even harder to provide for his family. Through his work ethic, he also made sure his children understood the value of an education.
BA being an MC at Temple

“Get an education so you do not have to work a dirty factory job like your mom and I,” said my father as he picks up eight-year-old me from school. Third grade was around the first time I heard him mention that line, which he will continuously bring up until this day. In the beginning, I would always reply by telling him not to worry and that I would one day become a very successful, very rich doctor. As time passed, my answers became more vague. “Don’t worry, I’m planning to go to college” or “Yes, I know. Don’t worry.”
He knew from about the time I began high school that the doctor card was no longer playing. My dad never really questioned my decisions or the choices I made. He allowed me to make my own mistakes and learned from them. As long as I understood authority, respect, and the consequences if my plans fell through, he had no quarrels with me doing whatever I wanted. However, that never stops a parent’s worries. If I were to ever call home to request a little funding for school or even a day trip somewhere, he would as quickly as possible transfer me money. Now that does not mean he spoiled me or gave me every thing I ever requested. He gave me what I deserved, what I need to focus on my studies, and what provided me the essentials of living. Currently, being six and half hours away from home, that means money. When I was younger, he would either wait months to get me a toy or a movie if I asked. There was one item he never waited to get me if I asked nicely, books. While my friends’ parents were outside playing catch and shooting hoops with them, my father was literally throwing books at me and telling me to read. I never understood why he did this until I began to register for college realizing that some people do not experience this privilege. Education, to my father, is invaluable. He does not have a college degree and works a six to overtime factory job. To him, seeing me go to college is the fruit of his labor and his own ambitions.
(to be continued)

Bút Ký: BA - THE DAD (2) - Trương N. Hương



My father’s ambitions include but is not limited to: stability for the family, each of his kids achieving a better living than himself, giving back to the community, and paying his dues in life. He has been working at the same factory longer than I have been breathing air on this Earth. Until I was seventeen, I never thought that maybe he, too, had a dream job and places he wished he could have gone in life. “Ba, what is your dream job? What do you wish you could do in life besides your current job?” I asked as I helped him fill out one of those online security questions for his utilities billing account.
He pauses for a moment and replied, “Electric technician. I want to work with wires and electricity and make things work.”
This answer was shocking but not surprising. Shockingly, learning that my father had a dream job was information that never occurs to pass my mind. Not surprisingly, his dream occupation included messing with electricity and technology. Although he is old, his curiosity remains young. Usually, he is a decade behind on his discoveries of machinery. However, that never stopped him. The man built his own video-producing studio in our living room, filmed events on a camcorder, edited his work with second-hand equipment gathered from garage sales and spent hours putting together a video or DVD to watch and share with others. Starting in fourth grade, he filmed a good chunk of my childhood growing up at temple, my dance routines, my award ceremonies, and even fun videos at home around the house. My father was the home-video master. Through trial and error, he learnt how to put text on screen while also lacing in music from our extensive Paris By Night music DVD collection. He could innovate and do anything he wanted to satisfy his curiosity and creativity. If he wanted to, my father could build an entire house from the ground up. Of course, he would make me help because you can always learn something new.
are rare to none as I grew up. I do not blame my father for not being as affectionate as other dads because that is who he is. His actions speak louder than his words when it comes down to showing love. Instead of hugging, he would smile and pat

me on the shoulder and ask what I wanted to eat for dinner that night. Instead of kisses, he would slip a few bucks on my night counter before he goes to work at five thirty in the morning. We would talk about Vietnamese music, politics, and tease my mom about watering her plants when rain is pouring outside. There are distinct little moments that I vividly remember us sharing. One of my favorites happened on when he took my mom and I back to Vietnam the summer before my junior year of high school.
Ba gazing out onto a river as we rode a boat on a river in Vietnam heading towards a cave we went and explored on a tour
My trip back to Vietnam with my parents was important. The first time I saw the ocean in Vietnam in Vung Tau, my mom’s hometown, my dad took me on a morning walk and handed me breakfast, a Banh Mi sandwich he bought from the vender down the street. We walked from my cousin’s house, mostly in comfortable silence. Along the way, he would point to places and tell me facts about the locals. We got to the beach and he began talking about the fishing boats and we got to the see the sunrise together. That was one of our best father-daughter moments for I could see how overjoyed he was that I got to see his home for the first time. That journey taught me so much about my parents. I would gladly go back with them again if the opportunity ever presents itself.

(to be continued)

Bút Ký: BA - THE DAD (3) - Trương N. Hương



My mom told me on the day I walked across stage and graduated high school my dad cried. I found that hard to believe because I have only seen him cried twice in my life, when his father died and when we visited his mom’s grave in Vietnam. Whether my mom’s words are true or not, I know he was really happy because he smiled a lot and patted me on the shoulder. Although he never says this, I know he is proud of me and that he loves me. Honestly, he does not have to. For every life lesson he has given and taught me, he has raised me to be who I am today. Looking at myself, many of my characteristics and personality traits stem from him. I even look like him. Frankly, all six of my siblings and I look nothing like our mothers and more like our dad. For me, I find to that to be a compliment. My father is quite a handsome, jolly fellow. I can never thank him enough for encouraging me to be innovative and caring. I can never thank him enough for being my dad and for trusting me with my own future. I can never thank him enough for being there for me 24/7 and for believing in me. Without him, his work ethic, his love for family and community, I would not be where I am today. Like any person, he has his flaws and our relationship is far from perfect. We will always be a work in progress. Nonetheless, I love Ba and he is the number one Ba to me!

Ba and I at a wedding. Notice how awesome his tie is. Fun fact, I buy him a new tie every year for Christmas.


Thơ: NHỚ CHA MÙA BÓNG ĐÁ - Nguyễn Thị Thêm

 photo NHOCHA_zpszhunauwr.jpg

Thơ: TRÁI CÓC XANH - Viên-Thanh

Thơ: BAO LA - Trương Phượng

Saturday, June 20, 2015

Đoản văn: TƯỞNG NHỚ BỐ - KLNT

Thơ: GIẢ SỬ... - Hoàng Dũng

Bút Ký: TUỔI MƯỜI BA (1) - Nguyễn thị Thêm



Con bé đứng trước gương, buổi sáng chuẩn bị đi học. Hôm nay là ngày phát thưởng, sẽ nhận Honor roll nên em chăm chút mình một chút.
Cái áo Mẹ mới mua hôm cuối tuần. Bà ngoại cứ khen áo mặc thật đẹp. Mẹ cười đố bà ngoại bao nhiêu? Bà ngoại làm sao đoán cho đúng được. Bởi vì Mẹ chỉ cho chúng em vào Macy ( Nghe thì oai và sang lắm ) Nhưng chỉ được lựa ở những dãy save off 40% hay 50% . Mẹ nói các con đang sức lớn, nhà mình không giàu, mình chỉ có khả năng mua quần áo cỡ giá này thôi.Nếu chịu khó tìm, sẽ có nhiều quần áo đẹp 
Mấy mẹ con tha hồ lựa, ướm thử, mặc thử và ...tiêu chuẩn chọn mỗi người 1 bộ đồ.
Nói là nói vậy thôi, chứ năn nỉ mãi thì mẹ cũng siêu lòng mua thêm bộ thứ hai (nếu giá rẻ). Mẹ rất yêu con nhưng cũng rất sòng phẳng. Nếu mẹ thấy món đó không cần thiết lắm mà mình vẫn thích muốn mua thì mẹ OK nhưng phải bỏ tiền túi ra thanh toán.

Ý kiến  của mẹ khiến hai chị em phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định. Vì đó là những đồng tiền dành dụm chắt chiu. Như bộ đồ hôm Halloween mà hai chị em chọn . Mẹ cương quyết không mua vì bộ đồ năm ngoái còn mặc được. Nhưng nó đẹp quá, hai chị em thích lắm đành nhờ mẹ bỏ tiền ra trả trước . Về nhà Shannie hỏi bà ngoại sinh nhật  nó vào cuối tháng 10, ngoại có cho quà nó không? Bà ngoại đương nhiên có quà cho cháu mỗi khi sinh nhật. Thế là nó ôm lấy ngoại và xin ngoại chọn bộ đồ Halloween này là quà của nó. Còn em đành móc ví đếm tiền thanh toán cho mẹ.

Hôm Black Friday năm ngoái, ba mẹ dẫn đi Best Buy sắp hàng để mua cho Shannie cái laptop. Đương nhiên bằng tiền của Shannie.Thật ra Shannie rất muốn một cái Ipad, nhưng mẹ bảo cái Ipad không viết bài làm được, không lợi cho việc học, con nên mua laptop tốt hơn. Còn muốn chơi game thì mượn Ipad của bà ngoại. Thế là Shannie đồng ý.


Wow! laptop mới, đẹp mà rẻ vì là ngày cửa hàng Tạ Ơn mà. Em thích lắm nhưng cái Laptop ở nhà của em vẫn còn xài tốt. Em xin mẹ , mẹ lắc đầu dù giá rất hời. Em chọn phương án 2 là trả góp tiền cho mẹ. Thế là mẹ đồng ý, hóa giá cái laptop cũ của em mẹ lấy để xài khi cần ( vì Mẹ đã có cái desktop rồi),còn lại em phải góp trả cho đủ. Bà ngoại thấy vậy mới bảo em " Nếu năm nay em học toàn điểm A+ bà ngoại sẽ thưởng em 100$ để trả mẹ.

Hôm nay là ngày em nhận Award ở trường. Em hôm nay vui lắm vì năm học chỉ còn 5 ngày nữa là xong. Em sẽ nhận tiền thưởng từ bà ngoại, ông cậu, ba, má cộng với số tiền em có sẽ thanh toán đủ cho mẹ số nợ này.

Cô bé đứng trước gương, vuốt ve mái tóc đã cột cao, nghiêng người nhìn dáng mình và cười trước gương.  Em tô nhẹ lên môi mình một lớp vaseline mỏng, để môi khỏi bị khô nứt. Hàm răng em mới đi nha sĩ để niềng nên nhìn như hô ra, kỳ kỳ. Nó làm em khó chịu khi ăn và khó khăn mỗi khi clean. Nhưng mẹ bảo nó sẽ làm răng em đẹp hơn sau này. Ba mẹ đã bỏ một món tiền khá lớn cho em chỉnh sửa hàm răng không được ngay ngắn. Em phải chịu đau và giữ gìn nó. Em mỉm cười với mình và nghiêng người làm đẹp.

Bỗng em quay ra cửa, bà ngoại đã đứng đó tự bao giờ đang nhìn em khoe dáng. Ui chao em mắc cở quá vội chào bà ngoại và rút về phòng chuẩn bị đi học.

Thế là cháu tôi đã là một cô bé xinh đẹp tuổi 13. Chỉ còn một năm nữa là cháu lên Trung học.
"Em ước mơ những gì tuổi 12 tuổi 13". Tôi nhớ âm điệu bài hát này và thấy rất đúng với lứa tuổi của cháu tôi. Con bé đã bắt đầu có những  nẩy nở con gái. Đã biết làm điệu, làm duyên và hay ngắm mình trước gương. Nhìn cháu mắc cở bỏ vào phòng tôi lại nhớ đến mình cái thời xa lắc xa lơ. Cái thời tuổi 12, 13 mới lớn.

Bây giờ cháu tôi mỗi đứa có cái phòng riêng, nệm êm, chăn ấm. Có những con thú nhồi bông đáng yêu ôm vào lòng khi ngủ. Còn tôi thuở đó mấy mẹ con ngủ trên cái giường mà những thanh gỗ cọt kẹt mỗi lúc trở mình. Chiếc chiếu tuy không rách lắm nhưng vài sợi gai đã bung ra, thỉnh thoảng thọt vào thịt cũng đau. Cái mền ba mẹ con đắp chung và thằng Út lúc nào cũng cuốn hết vào lòng.
Tuổi 13 của tôi đối diện với nhiều thứ mà trẻ con không nên thấy. Như dì Bảy sát nhà tôi, ngày đầu tháng công nhân lãnh tiền phải núp đàng sau chuồng heo nhà tôi để trốn nợ. Thằng Châu bạn tôi phải nói dối " Má con đi đâu từ sáng tới bây giờ" Khi chồng dì về với mùi rượu và cái túi trống không, chúng tôi nghe rõ ràng hai vợ chồng chửi nhau bằng những lời thô tục nhất.  (còn tiếp)

Bút Ký: TUỔI MƯỜI BA (2) - Nguyễn thị Thêm



Ngày mai dì lại năn nỉ má tôi mượn tiền, để trả đở cho chủ nợ tiền ăn đã ghi sổ. Nợ chồng nợ nên có lần không ai bán chịu thức ăn cho dì, dì và đàn con nhổ nấm nấu ăn, bị trúng độc cả nhà suýt chết.  Sau đó thằng Châu vì muốn có tiền phụ mẹ, nó đi đãi cát ở con suối sau làng và đã bị chết trôi.

Tuổi 13 của tôi đã nghe tiếng heo la thảm thiết vì bị thọc huyết ở đầu xóm, và khi đi học ngang nhà đã thấy bác Chí gật gù bên chai rượu với dĩa tiết canh đỏ lòm vừa làm xong. Cũng có khi chứng kiến Bác xách dao rượt chị Hồng chạy cùng xóm vì tội không mua rượu cho Bác.

Tuổi 13 tôi còn chứng kiến nhiều thứ thật đáng sợ của những người dân trong thời buổi chiến tranh. Cái tuổi thơ ngây trong trắng đã bị thời cuộc ghi vào tiềm thức những hình ảnh ghê rợn của cuộc chiến ý thức hệ. Những bản án treo vào cổ người dân bị giết. Những lần bị đấp mô đường, những đêm chó sủa vang trời nằm trong nhà mà sợ vu vơ. Cho nên mấy con ruồi, con kiến, con nhện hay cả con trùng, con dế đối với bọn chúng tôi chả có nhằm nhò gì.

Tuổi 13 tôi đi học với chiếc xe đạp chạy từ làng quê ra quận lỵ. Gà mên cơm đem theo mắc cở không cho ai xem  vì thiếu thịt cá. Cháu tôi bây giờ đi học được ăn ở trường và thức ăn giống nhau không phân biệt giàu nghèo. Chỉ khác là người income thấp khỏi trả tiền, người trung lưu phải đóng tiền ăn cho con cái.

Hôm qua cháu tôi học nhóm đem một tốp bạn vào nhà. Con gái tôi order bánh Pizza to đùng ở Costco cho chúng. Mấy anh chị đánh một loáng là xong và bắt tay làm việc. Những tiếng nói tiếng cười, tranh cãi vang lên vui vẻ trong căn nhà đã im ắng từ sáng tới giờ.

Tôi lại phát hiện một điều khá tốt về giáo dục ở Mỹ. Câu chuyện như thế này:
Cháu tôi là leader của nhóm này.( Nhóm giỏi của trường) Tuần trước bà cố cháu mất phải phải nghỉ học 2 ngày để tham dự tang lễ. Cô giáo đã đưa cháu ra khỏi nhóm và điều một em khác vào thay. Trong lễ tang cháu nhận được tin từ bạn gửi tới báo. Cháu rất bất bình.

Hôm sau đi học, cháu gặp ngay cô giáo phụ trách để chất vấn. Tôi hỏi rồi tiếp theo như thế nào? Cháu nói nếu cô giáo không giải quyết hợp lý con sẽ hỏi lên tới counsellor vì như vậy là không đúng. Chúng con làm việc rất tốt, ăn ý. Con chỉ vắng mặt vì lý do nhà có tang chứ con không trốn học. Cô giáo không có quyền đá con ra.
Và thế hôm qua cháu được trả về nhóm cũ và chúng đang ì xèo làm project cuối cùng.

Cháu tôi được dạy tinh thần tự lập, phát huy sáng kiến. Có quyền nói lên sự bất công nếu mình phát hiện. Người giáo viên ngoài là một người thầy còn là một người bạn, để học sinh có thể nói lên tất cả những gì mình nghĩ trong học tập hay trong đời sống.Tuy nhiên người thầy giáo tại nước Mỹ này cách ăn mặc hay đi đứng rất phóng túng và tự do. Ông thầy của cháu tôi để râu, cột tóc dáng vẻ ngang ngang là một dân chơi hơn là một nhà mô phạm.
Tuy nhiên cháu tôi rất thích và gần gũi, tin cậy.
Cháu biết rõ về đời tư của thầy, gia đình và con cái. Sinh nhật thầy tự tay cháu làm thiệp và bỏ tiền túi mua quà tặng.
Có ông thầy ban ngày dạy học, chiều đến làm waiter trong một quán ăn. Cháu tôi thấy là một việc bình thường. Cháu còn nói mẹ đến tiệm đó ăn để ủng hộ, để cháu gặp thầy chào hỏi. Sự kính trọng không hề thuyên giảm trong tâm hồn cháu tôi.

Chả bù chúng tôi ngày xưa, ông thầy cao cao tại thượng, còn cô giáo là một hình ảnh thanh cao, sang trọng và quý phái. Chúng tôi nhìn những người dạy mình như một tấm gương sáng để noi theo. Cho đến sau này, những ngày tang thương của đất nước. Chúng tôi bắt gặp cô giáo thời tiểu học ngồi bán cháo ở bên đường, ông thầy phải vào vùng kinh tế mới làm rẫy. Tôi thấy tim mình bị bóp lại thương xót và uất hận. Trong tôi thầy giáo không thể tháo giày làm việc lao động. Nhưng nhìn lại mình, mình cũng là nhà giáo, cũng vất vã bon chen vì miếng ăn. Cuộc sống còn thê thảm hơn thầy nên đành cúi mặt làm lơ. Không dám chào để khỏi làm tủi lòng thầy và đau xót phận mình.

Có một lần con gái tôi đi họp phụ huynh, cô giáo cứ nhìn con tôi bằng đôi mắt kỳ lạ. Con tôi ngạc nhiên và hỏi cô ấy. Cô ta trả lời:
- Tôi thấy bà không phải là một người thích uống rượu.Bà là một bà mẹ thông minh, chững chạc và rất tốt.
- Tại sao cô nói như vậy? Con tôi ngạc nhiên hỏi cô giáo và cô ta trả lời:
- Có một lần về đề tài "Mẹ em thích gì?" Shannie đã nói "Mẹ em thích uống rượu."
Suy nghĩ mãi con tôi mới nhớ ra:
Thì ra một lần trong nhà có tiệc, con tôi đã nói đùa là mình thích uống rượu để chọc mấy cậu ở VN hay nhậu nhẹt. Và cháu tôi tưởng đó là câu nói thật và đã lấy đó trả lời câu hỏi ở trường.

Cho nên đừng nên đùa với trẻ con những điều không nên đùa. Nhất là đôi khi giởn chơi ta hay nói đùa với con là " mẹ không có sinh con ra. Mẹ nhặt con ở thùng rác" hoặc ;" Con đâu phải con của ba con, con là con của ông hàng xóm" hay " Con đâu có nét nào giống mẹ, con đâu phải con của mẹ sinh ra. Mẹ xin con về nuôi đó "v v...  (còn tiếp)