Sunday, June 29, 2014
Friday, June 27, 2014
Sunday, June 22, 2014
Saturday, June 21, 2014
Bút ký: NHỚ NGÀY 19 THÁNG 6 - Nguyễn Thị Thêm
NHỚ NGÀY 19 THÁNG 6
Khi
tôi đặt bút viết những dòng này thì đã là ngày 19 tháng 6, ngày Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa. Ngày mà những người lính và vợ lính như chúng ta không thể nào quên.
Xin
dành một phút tri ân những người lính anh dũng đã bảo vệ quê hương dân tộc.
Một phút mặc niệm những chiến sĩ đã vị quốc vong thân.
39
năm các anh rời vị trí chiến đấu là 39 năm đất nước thay ngôi đổi chủ. Biến
một quốc gia hùng cường trở thành nạn nhân của mọi tai ương và đang trên bờ
vực thẳm mất biển, mất đất, mất chủ quyền.
Cho
nên càng nhìn về đất nước hiện nay, người Việt Nam trong và ngoài nước lại
càng dành cho các anh những tình cảm trân trọng và kính yêu hơn xưa.
Trong
giai đoạn dầu sôi lửa bỏng, khi quân Cộng sản phá vỡ những quy ước Quốc tế
tìm cách chiếm trọn Việt Nam.
Những
người thanh niên đang ở tuổi tương lai ngời sáng phải xếp bút nghiên theo
lịnh nhập ngũ. Những giáo viên trên bục giảng cũng phải lên đường. Hàng hàng
lớp lớp thế hệ học sinh bước ra khỏi ngưỡng cửa Trung học phải khoác áo lính
để bảo vệ đất nước.
Những
buổi duyệt binh oai hùng rầm rập bước chân diễn hành trong ngày 19/6 là những
hình đẹp trong quân sử VNCH. Chúng tôi, những nữ sinh ngoài những khăn tay
thêu gửi ra mặt trận, những lá thư động viên , những lần choàng vòng hoa
chiến thắng, còn là những người yêu của lính thật sự.
Những
người em gái hậu phương đã biến thành người vợ lính để thắt thẻo ruột gan
những lần chồng lên đường hành quân. Người vợ lính ở trại gia binh ôm con đợi
chồng về. Nghe tiếng đạn pháo hay hỏa châu rơi mà suốt đêm không ngủ. Có thể
buổi sáng sửa lại cổ áo cho chồng, buổi chiều ôm xác anh mà khóc. Người nơi
thành phố, hồi hộp mỗi lần có một người lính lạ mặt đi vào khu phố.
Đời
người lính và vợ lính như những bọt bèo trong cuộc chiến Nam Bắc tương tàn.
|
Thế
nhưng, trong trái tim họ vẫn đầy ắp tình yêu sông núi và tình nghĩa vợ chồng.
Họ tự hào vì màu cờ, sắc áo. Họ hảnh diện vì binh chủng mình phục vụ. Người
lính là phải bảo vệ đất nước và người dân. Cho nên trong khi chiến trận khốc
liệt ngoài biển đảo hay đất liền, người học sinh vẫn yên lành vô tư cắp sách
đến trường học luân lý, đạo đức và kiến thức. Người thành phố vẫn nhởn nhơ
uống cà phê nghe nhạc.
Tất
cả đều yên bình không hề được dạy hai chữ căm thù và giết chóc. Cái khác của
hai miền Nam và Bắc là ở chỗ đó. Cho nên người miền Nam mới ngây thơ về hai
chữ hòa bình và thống nhất đất nước của Cộng Sản để uất hẹn vì sự thiếu hiểu
biết của mình.
Không
ai có thể tin quân lực VNCH lại buông súng đầu hàng tức tưởi như vậy.
Khi người lính Bắc Việt tiến vào Sài Gòn họ còn tưởng trong mơ. Một bàn cờ
chính trị ăn thua một cách gian lận và bội bạc. 39 năm nhìn lại vẫn còn
đau.
Xin
thắp một nén hương lòng tri ân và tưởng niệm những vị anh hùng đã tuẩn tiết
trong ngày 30 tháng 4 . Cũng như nguyện cầu cho những hương linh các
chiến sĩ và đồng bào đã chết trong ngày tang tóc đó.
19
tháng 6, ngày Quân Lực VNCH đã không còn được tổ chức rầm rộ tại quê hương
như ngày xưa. Nhưng trong trái tim của bao nhiêu người con xa xứ đều nhớ mà
kiêu hảnh xen lẫn ngậm ngùi.
Người
lính trong mỗi gia đình HO, người lính trong mỗi trái tim của người Việt lưu
vong không bao giờ chết.
Rồi
sẽ nhiều thế hệ qua đi nhưng người lính vẫn hiện diện trong lịch sử Việt Nam
và những bước quân hành nhịp nhàng diễn hành ngày xưa sẽ mãi trường tồn
Xin
cám ơn người lính VNCH. Cám ơn các anh đã ghì súng bảo vệ tiền đồn cho chúng
tôi yên lành học tập.
Xin
cám ơn những người lính tù Cộng Sản đã kiên cường trong hàng rào kẻm gai và
để lại cho đời biết bao gương bất khuất.
Ngày
19 tháng 6 năm nay lại về trong sự sôi động của mùa World Cup cũng như sự rộn
ràng chuẩn bị họp mặt thường niên của các trường Trung Học . Trong đó có
trường Trung học Long Thành và Ngô Quyền mà tôi một thời cắp sách.
Xin
gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng
Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
Cám
ơn các bạn. Cám ơn người lính già của tôi.
Chúc
tất cả được bình an và mạnh khỏe.
NGUYỄN THỊ THÊM
19/06/2014
|
Thơ: TỔ QUỐC GHI ƠN - Huỳnh Phạm Nguyễn
Ta đến An Lộc
Thị
trấn hoang tàn sau mấy mươi ngàn trái pháo
An
Lộc còn lại gì ngoài chiến tích, ngoài đổ vở thương đau?
Ơi
! An Lộc ,
Ơi
! Những anh hùng tử thủ
Các
anh được những gì?
Còn
lại gì?
Và
nghĩ gì trong cuộc chiến hôm nay?
Hỡi
những thanh niên suốt ngày đêm chăm chú sách đèn,
miệt
mài thi cử, lựa chọn phân khoa
Tìm
công danh bằng bút nghiên sách vở
Hy
vọng một mai thành tài với bằng kỷ sư, bác sĩ -
sống đời
vương giả, vợ đẹp con xinh..
Hỡi
những thiếu niên, thiếu nữ lăn lóc bụi đời,
tóc
dài quá khổ, sống cuồng điên trên những xác người
Hỡi
các người ,
Hãy đến đây
- ngắm nhìn An Lộc
Nhìn
thực tại chiến tranh
Nhìn
hàng ngàn người phơi thây trên vùng đất đỏ ,
hàng
ngàn gia đình áo trắng khăn tang
Hãy
mở to mắt nhìn những người mang áo trận
tóc
tai rối bời
mặt
hốc hác
mắt
quầng thâm
Đôi
giày đinh há mỏm nghếch trông đời.
Họ
là hiện thân khốn khó, sống lất lây dưới mấy tầng địa đạo ,
ăn
cơm sấy khô, uống mồ hôi nước mắt thân tình.
Họ
giữ vững An Lộc
Giữ
vững niềm tin
Để được
mang danh anh hùng tử thủ?
Hay
chỉ để âm thầm đau xót, mắt cay sè nhìn hàng chữ máu,
viết
vội vàng trên tường xám , trước hàng hàng nấm mộ đấp qua loa
"TỔ QUỐC GHI
ƠN"
Ơi
! Các bạn bè của ngày hôm qua còn sớt chia
từng ngụm nước,
từng
niềm tin sẽ trở lại gia đình.
|
Ngày
hôm kia,
Ngày
hôm qua
Và
cả sáng hôm nay
Các
anh còn nhìn nhau cười nửa miệng,
nghe
radio lãi nhãi về chuyến viễn du
chuyện
tái lập bàn hội nghị
tìm
hòa bình, ngưng chiến trên toàn cỏi Đông Dương
Để
bây giờ...
Ôi,
tan hoang trong giấc ngủ muôn đời.
Ơi
! Các anh chiến sĩ
Ơi
! Những thanh niên Việt Nam còn miệt mài trên đường chinh chiến
Nước
mắt các anh còn nồng
Mồ
hôi các anh còn mặn
Máu
các anh còn hồng
Mồ
hôi, máu xương và nước mắt các anh còn đổ xuống quê hương
làm
phân bón
Còn đạn
bom cày xới tận tình
Thì
hãy giữ vững niềm tin
Rằng
,
Một
mai quê hương ta sẽ vươn mình như cây, như cỏ
và
hương bưởi , hương bồng man mác chiều quê
Một
mai con cháu ta khôn lớn
Nó
sẽ hảnh diện đọc vang bài học Sử
Mắt
mở to cao ngạo nhìn đời
Vì
Việt Nam đã có các anh
Những
chiến sĩ không tuổi, không tên đã giữ vững thành trì
Giữ
vững Việt Nam qua bao mùa lửa đạn
Nó
sẽ ngẩn đầu rưng rưng nước mắt
Sẽ
say sưa tô đậm lại hàng :
"TỔ
QUỐC
GHI
ƠN"
Ơi!
Những anh hùng không tên tuổi
Ơi! Những anh hùng con Mẹ VIỆT NAM !
HUỲNH PHẠM NGUYỄN Mùa Hè đỏ lửa 1972 |
Friday, June 20, 2014
Saturday, June 14, 2014
Bút ký: THÁNG SÁU VÀ CHA - NTT
Rất
nhiều lần tôi muốn viết về ba của tôi, Tui nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược
lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện
ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như
vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành. Tôi muốn ông đọc những
dòng tôi viết về ông rồi cười thật tươi, thật sảng khoái như mọi lo âu, phiền
muộn về đời sống theo gió bay đi.
Không gian chỉ có hai cha con, thời gian
như quay lui lại. Tôi chỉ là đứa con gái nhỏ xíu ông hí hoáy cắt tóc
húi cua như mấy người anh.
Ngày Tết, tôi ngồi trên bình xăng
chiếc xe mô tô đen ông lái. Cái áo đầm ông mua cho tôi còn mới tinh. Sợi dây
chuyền vàng mặt hai con chim tranh nhau trái đào , cây kiềng vàng cứng ngắt
làm cổ tôi vướng víu. Mấy cái này đích thân ba tôi đeo vào cho tôi. Kể cả đôi
khoen vàng đeo tai ông cũng tự tay mang vào cho con gái. Tôi ra dáng một cô
con gái nhà giàu mỗi khi Tết theo ba về ngoại đốt nhang ông bà. Tôi nhớ mấy đứa
con dì Bảy tôi, đứng lấp ló sau tấm vách tre len lén nhìn, ra vẽ rất thèm thuồng.
Ba tôi cưng tôi như vậy đó vì ông
chỉ có tôi là con gái một. Mỗi ngày, sau khi ăn cơm xong, ông cần ngủ một giấc
buổi trưa để chiều còn đi rước dân cạo mũ. Ông hay bắt tôi nhổ tóc trắng. Cứ
đếm sợi để nhận thưởng. Tôi ngồi nhổ tóc sâu cho ba mà gục xuống ngủ
lúc nào cũng không hay. Khi thức dậy ba tôi đã đi làm và đầu tôi nằm trên chiếc
gối của ông. Thì ra đó là cách ông dỗ tôi ngủ trưa.
Ba tôi không uống rượu và
không đánh bài, ngoại trừ ngày Tết. Và ông chỉ chơi đúng 3 ngày Tết rồi
thôi, không ham mê cờ bạc như những người khác. Tuy nhiên chỉ chơi ba ngày
thôi mà má tôi cũng đã đứng tim vì ông.
Ngày Tết dân phu thường được nghỉ nhiều
ngày để chờ cao su thay lá mới. Do đó nhiều việc ăn chơi giải trí được mở ra.
Trong đó có sòng tổ tôm và đánh chắn. Vì đa số dân phu, cai, đội ở đây đều là
người Bắc, được Tây tuyển phu vô Nam khai phá cao su để lập đồn
điền. Ba tôi chơi khá lớn. Ông đặt một lần, nếu thua thì bỏ tiền ra đặt lại.
Nếu thắng, ông không lấy tiền vào. Ông để vậy đặt tiếp. Thắng đặt tiếp nữa. Nếu
hên tới lần thứ tư chủ cái phải kêu ông lấy vào, đặt nhỏ lại. Cho nên khi ông
thắng bài thì tiền nhiều lắm. Còn thua chỉ vài ván là ông sạch túi bỏ
đi về. Má tôi rất tội nghiệp, bà bán thức ăn, khô mực nướng và các đồ nhậu.
Bà không dám nhìn ba tôi đánh bài, cũng không dám lại gần vì sợ ba tôi la. Thỉnh
thoảng bà kêu tôi :
-Chín!
Qua coi ba con ăn hay thua. Có còn tiền không?
Mấy
anh tôi thì theo dụ dỗ.:
- Chín
! Đi qua xin tiền ba ,anh dẫn đi mua kẹo kéo ăn.
Và tôi
,chỉ có tôi là dám đứng sau lưng ba để khều khều xin tiền hay đem nước cho ba
uống.
Má kể
khi sanh tôi ra ba tôi không có ở nhà. Nơi má nằm sinh là vùng Việt Minh hay
đi về. Tôi sinh ra cứ khóc, khóc hoài không nín. Má nhắn ba tôi về thăm. Nhắn
mấy tin mãi mấy ngày sau ba mới về. Ông vén cái màn che giường cữ của
má tôi, thò đầu vào và nói:
-Ba về
rồi nè. Ngủ đi con gái. Má bồng tôi ra. Ông vuốt hai má tôi rồi nói:
-Ngủ
ngon đi con. Ba đi nghen.
Thế là
ông đi. Còn tôi từ đó ngủ một giấc say sưa và nín khóc. Má tôi lấy cái áo cũ
của ba đắp lên người tôi để lấy hơi.
Tôi lớn lên trong bàn tay chăm sóc của mẹ
và sự dạy dỗ dặn dò của ba. Ba tôi rất ít nói. Nhưng khi ông nói thì đâu ra
đó. Từ từ chậm chạp như để chúng tôi nuốt từng câu, hiểu từng ý trong lời nói của ông.
Tôi nhớ khi học lớp ba trường làng. Ông
thầy giáo Lượm ra đề tài vẽ một trái bí đỏ. Tôi nắn nót vẽ rồi tô màu đàng
hoàng. Khi chấm điểm và trả lại bài cho học trò. Thầy kêu tên tôi:
-Trò Chín vẽ trái bí rất đẹp và to. Trái
bí này trồng lâu, lâu, lâu… lắm mới lớn như vầy.
Cả lớp cười rần rần. Tôi mắc cở muốn
khóc vì tôi biết thầy đem ba tôi ra để chọc chơi. Ba tôi ở Bình Sơn được
bà con xóm giếng gọi là Bác Sáu Lâu. Sáu là thứ của má tôi. Còn Lâu hình như
tên thường gọi trong nhà ngoài quê. Mà tánh tình ba tôi cũng giống cái tên lắm.
Ông làm gì cũng kỹ lưỡng, chậm chạp, từ từ không có gì là vội vàng. Kể cả đi ..cầu.(
Ở Bình Sơn. Đường mương thoát nước từ nhà máy chảy ra suối được xây những nhà
cầu công cộng. Nước cứ chảy liên tục như vậy để tống khứ phân và rác ra hạ
nguồn con suối.) Mỗi sáng ba tôi đi cầu. Nếu người nào muốn đi mà biết là ba
tôi ngồi ở trong là họ phải đi tìm nhà cầu khác:
- Ai ở
trỏng vậy?
-Bác
Sáu Lâu
-Thôi!
Tui đi tìm chỗ khác. Chờ ổng có nước ị ra quần.
Thế đó
ba tôi nổi tiếng như vậy đó có mắc cười không.
Ba tôi
khá đẹp trai dù ông không cao mấy. Nhìn ông người ta có thể tin tưởng: Đây là
một người đàn ông chính trực, ngay thẳng và đáng tin cậy. Ông không đùa dai,
không trớt nhả nhưng dường như ông có duyên ngầm nên rất nhiều phụ nữ đã ngã
vào vòng tay ông. Bà dì ghẻ của tôi một lần chân tình thố lộ:
-Ba mày
không dụ dỗ dì đâu. Dì bỏ nhà đi theo ổng đó. Ba của dì đánh biết bao nhiêu
nhưng dì không thể không nhớ ổng. Dì lén gói quần áo, trốn ông ngoại và theo ổng
tới bây giờ.
Hồi
còn nhỏ tôi rất ghét dì. Nhưng khi lớn lên thấy dì thương ba tôi bằng cả tấm
chân tình nên tôi không còn giận hờn. Tôi coi dì như một người mẹ và
yêu thương các em con dì như ruột thịt.
Ba tôi một thời lăn lộn để mưu sinh nên ông biết nhiều thứ, nhiều nghề. Ông rất mê thể thao và à đoàn trưởng của đoàn Thanh Niên Cộng Hòa thời đó. Nhìn thân hình ông, những bắp thịt săn chắc cuồn cuộn trông rất khỏe mạnh. Ông là huấn luyện viên túc cầu cho sở Bình Sơn. |
Những cầu thủ Bình Sơn lúc đó đa số là
người Chà. Họ đá rất khá và thường đi ra ngoài các quận và sở cao su khác đá
tranh giải. Tôi luôn được ba tôi cho đi theo để lo vụ nước chanh và quần áo,
khăn cho cầu thủ. Thật ra má tôi cũng vất vã vì phải bỏ tiền và
công sức ra cho ba tôi làm tròn nhiệm vụ. Anh em tụi tôi sau mỗi lần đội
banh giao đấu phải hì hục gở cỏ may ghim vào vớ, áo quần cầu thủ. Còn má tôi
giặt đồ bở hơi tai chả được ba tôi trả công gì hết.
Tôi nhớ có một lần, vào dịp gì đó có buổi họp khá quan
trọng. Ban Tổ Chức mời ba
tôi lên phát biểu ý kiến. Ba tôi bước lên khán đài. Tôi khều khều con Tuyết mặt mày
hí hửng. Mấy anh tôi vỗ tay rào rào. Hội trường dứt tràng pháo tay, ba tôi
lên tiếng:
-Kính thưa quý vị quan khách. Kính thưa….Hôm nay
tui….Thế rồi ba tui đứng như trời trồng, tay mân mê cái cằm đã cạo râu sạch
coóng. Cả hội trường im như nín thở chờ đợi. Thế rồi ba tui lí nhí.
-Xin cám ơn quý vị. Rồi ba tôi bước xuống. Cả hội trường
òa ra cười, vỗ tay vang trời. Tôi ngớ ra tẻn tò ra mặt.
Ba tôi là vậy, làm chứ không nói. Trước đám đông ông rất
khớp. Nhưng trước mặt ông, các em, con, cháu cũng rất khớp vì cái uy nghiêm của
ông. Ông chưa hề đánh con một roi nào. Ông kêu vào, chỉ cái ghế bảo ngồi xuống
đó rồi ông nói. Từng lời nghiêm huấn khiến chúng tôi nín thở để nghe. Ông là
cội tùng rất to che chắn cả 3 dòng con và 3 mái gia đình.
Ba tôi là người con rất có hiếu với bà nội tôi. Một
mình xa quê vào Nam lập nghiệp. Tiện tặn lo cho mẹ cho em. Gửi tiền
và vật liệu về quê để Nội tôi cất nhà đàng hoàng. Ông cho má tôi về quê rước
nội tôi vào Nam phụng dưỡng,
mỗi ngày ông đều đến hỏi thăm, trò chuyện và dặn dò má tôi chăm sóc tận tình.
Ông và chú Năm tôi mua gỗ tốt rồi mướn thợ làm áo quan cho nội tôi. Ngày đem
về, trông thấy cái hòm nội tôi phát khiếp bà la om sòm:
-Úy chu choa quơi! Đem đi, đem đi quăng cho xa, mẹ sợ lắm.
Thế là ba
tôi phải làm một gian nhà nhỏ để cái quan vào và phủ kín mít không cho nội biết.
Bà nội tôi sống tới 95 tuổi mới ra đi. Ngày nội tôi hấp hối, cơ thể yếu dần,
chân tay không còn cử động.Trong khi ba tôi đi rước chư tăng về, tôi pha nước
nóng với rượu lau cho nội và thay bộ đồ trắng cho bà. Vì chỉ có các sư
thuộc phái Nam tông nên họ tụng cho nội tôi kinh bằng tiếng Phạn. Tụng
xong,Ba tôi nói :
-Mẹ tui là người Việt Nam, mấy thầy tụng tiếng Phạn mẹ
tui không có hiểu. Mấy thầy làm phước tụng cho mẹ tui một hồi kinh tiếng
Việt Nam.
Tôi đứng ở đầu giường lau mồ hôi nội tươm ra ở
trán, thấy các thầy vừa dứt hồi kinh, nội tôi thở hắt ra một cái rồi ra
đi.Ông thầy cả nghe tôi nói cũng còn nghi ngờ nên lấy bông gòn để ở mũi nội
tôi và cuối cùng tuyên bố nội tôi đã ra đi sau khi nghe xong lời kinh siêu độ.
Từ đó ba tôi bắt đầu hướng Phật. Ông ăn chay và tích cực
phát tâm cúng dường cũng như bố thí. Ông phát động các bác trong xóm tái thiết
lại ngôi chùa bị bỏ hoang từ lâu. Ông thành lập Hội tương tế và cùng các bác
trong hội thỉnh Phật và thỉnh tăng về trụ trì. Ngôi chùa thành hình và phát
triển cho tới ngày nay.
Thật lòng mà nói, đối với tôi ông ngoài là nghiêm phụ
còn là một người bạn. Có điều gì khó khăn tôi thường tâm sự với ông. Ông lắng
nghe và cho tôi những câu khuyên bảo chí tình. Còn ông, tuổi càng cao ông càng
gần gũi tôi hơn. Những chuyện không thể nói với ai ông đều cùng tôi san sẻ. Hai
cha con có nhiều khi ngồi tâm sự thâu đêm. Cái lằn ranh cha con nghiêm khắc
những lúc đó không còn, mà còn lại như hai người bạn vong niên.
Tôi
thương ba tôi lắm. Có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống mỗi khi nhắc tới
ba tôi. Nhất là mỗi dịp Tết chuẩn bị bàn thờ để rước ông bà. Nhớ tới ông tôi
lại khóc.
Nhà tôi đa số là con trai chỉ có mình
tôi là gái. Thế nhưng vào những ngày giáp Tết, các anh tôi có bổn phận lau
chùi lư hương, chưn đèn. Nhưng quét dọn bàn thờ và trang trí chưng trái cây,
bông hoa ông không cho ai làm. Chỉ chờ tôi về mà thôi. Có năm vì việc làm, việc
nhà, chiều 30 Tết tôi mới về nhà cha mẹ. Mấy anh tôi chỉ bàn thờ chưa trang
trí mà quát tôi một trận. Mấy ảnh giận luôn cả ba tôi. Ông ngồi đó chậm rãi:
-Bây
lo chuẩn bị dọn cúng đi. Con Chín quét dọn chưng trái cây xong thì bưng lên.
Làm gì mà ồn vậy.
Tôi xuất ngoại được hai năm thì ba tôi
vào chùa xuất gia. Ông vui trong kinh kệ và hướng tâm vào Phật pháp. Tôi về
chùa nhìn ông trong lớp áo tăng già mà thương ông nhiều lắm. Tôi cũng rất mừng
là ông đã chọn con đường chánh pháp để sống cuối đời. Con anh Sáu tôi theo nội
vào chùa để săn sóc và làm thị giả. Sau ngày ba tôi mất, cháu xin thầy trụ
trì xuống tóc xuất gia làm chú tiểu. Bây giờ chú cũng đã là một đại đức.
Ba ơi! Tháng Sáu bên này là lễ của cha.
Con ngồi viết những dòng này mà nước mắt rơi ướt cả bàn tính. Ba hiển hiện
trước mắt con với nụ cười bao dung và hiền hòa. Ba đã vào cửa Phật từ khi con
rời quê hương xa xứ. Con đã bất hiếu bỏ ba ở lại để làm tròn trách nhiệm
một người dâu, người vợ, người mẹ. Bây giờ đôi khi chăm sóc chồng quá vất vả
hay bị nhiều phiền muộn, căng thẳng. Không hiểu tại sao con cứ nhủ mình “ Hãy
coi anh ấy như là ba để toàn tâm toàn ý yêu thương và săn sóc”
Ba ơi!
Trên cao hay ở một nơi nào đó trên trái đất này. Con nguyện ba luôn được an
lành, hạnh phúc và được mọi phước lành.
Nguyện 10 phương Chư Phật hộ trì cho Ba.
Con
gái của ba.
Nguyễn thị Thêm.
12/06/14.
|
Subscribe to:
Posts (Atom)