Friday, February 27, 2015
Wednesday, February 18, 2015
Sunday, February 15, 2015
Bút Ký: BAO LÌ XÌ (1) - Thêm
Con
dâu tui dìa thăm nhà. Trước khi đi nó hỏi
tui:
-
Má ơi! mua bao lì xì ở đâu?
Tui
nói với nó ở trên khu Little Saigon hay Westminster bán thiếu gì.
-
Thế con mua để làm gì?
Thằng
con trai giải thích:
-
Con về đợt này thì hết phép rồi. Tết mình, con không về được.
-
Tụi con năm nào cũng ăn Tết như má làm ở nhà. Cũng trang hoàng nhà cửa, cũng
trái cây, cúng Giao Thừa, mừng tuổi sáng Mồng Một và lì xì.
Tui
cười:
-
Nhà có hai vợ chồng hổng lẽ hai đứa lì xì cho nhau?
Nó
nói:
-
Không! Con lì xì cho hai nhóc nhà con và các cháu hàng xóm.
Tới
đây, tui ngạc nhiên khi nghĩ không biết nó ăn Tết VN như thế nào trong đời
sống binh ngũ. Nhất là cùng chia sẻ niềm vui dân tộc đến người bản xứ.
Tui
xin nói một chút về con tui và ông hàng xóm.
Con
tui là một sĩ quan trong quân đội Hoa kỳ.
Cháu
là nha sĩ, phục vụ tại một bệnh viện tại căn cứ Aviano Không Quân Hoa Kỳ tại
Ý. Căn cứ quân sự này khá lớn. Bệnh viện mở ra hầu điều trị cho các binh sĩ
Mỹ phục vụ các nước Âu Châu có những ca nghiêm trọng.
Cháu
đã có gia đình và vì công tác lâu dài nên vợ con cùng đi theo. Trong Base
cũng có khu gia binh.
|
Nhưng cháu không xin nhà ở trong đó. Cháu nói đã đi tới
Ý mình phải sống gần
gũi với người Ý mình mới học tập và hiểu biết phong tục họ. Cháu mướn một căn
nhà nhỏ cũng tương đối gần nơi làm việc. Căn nhà xinh xắn, có bải cỏ xanh,
hướng nhìn ra một ngọn núi rất đẹp. Chủ nhà là một gia đình người Ý sống lâu
đời ở đây. Nhà ông ta liền chung dãy với nhà cháu mướn. Chỉ cách một khoảng sân
rộng và một hàng rào nhỏ phân ranh.
Từ
khi đến đây, hai gia đình trở thành bè bạn, láng giềng rất tốt. Thỉnh thoảng
ông mời gia đình con tui đến nhà ăn cơm hay dự những bửa tiệc gia đình. Thằng
con khi nào nhà có tổ chức gì đều có sự tham dự của gia đình ông ta. Đúng như
câu" Bà con xa không bằng láng giềng gần" Sân sau biến thành sân
chung, cháu tui và con ông ta chơi với nhau rất thân thiện. Con tui đi về
thăm nhà. Con mèo Shimpa ông ta đem về chăm sóc.
Tui
hỏi con tui:
-
Làm sao mà lì xì. Làm sao họ hiểu phong tục VN?
Con
tui nói cho biết, thì ra nó đã thực hiện trong năm vừa rồi. Nó cũng muốn duy
trì phong tục ngày Tết dân tộc ngay trên quê hương không phải của mình. Ngày
Tết nó cũng cố gắng nấu những món ăn VN (Đương nhiên là không đủ ngon và
không đúng như sao y bản chánh của Mẹ). Nó cũng trang trí đón Xuân và mời bạn
bè, ông chủ nhà hàng xóm đến chung vui. Nó giải thích về phong tục VN và lì
xì cho các con ông, cũng như chúc mừng năm mới sức khỏe, may mắn đến gia đình
ông ta.
Trong
căn cứ này đa phần là người Mỹ với nhiều gốc gác khác nhau. Vài tháng về
trước con tui bắt gặp và quen biết một gia đình người Mỹ gốc Việt cũng phục
vụ tại đây. Thế là người cùng quê hương gặp nhau trên xứ người. Các cháu biến
thành bạn bè thân thiết.. Hai gia đình qua lại mời nhau những món ăn
quê hương để trao đổi và học hỏi. Chúng cũng nấu phở, nấu bún riêu ,chả giò,
nấu canh chua v.v...
Xem tiếp Phần 2 |
Bút Ký: BAO LÌ XÌ (2) - Thêm
Cuộc
sống lính tráng xa nhà nhưng không hề tẻ nhạt. Trong quân đội lập ra nhiều tổ
chức để người lính quen biết, học hỏi và giúp đở lẫn nhau. (Tui sẽ viết ở một
dịp khác.)
Mỗi
khi con trai tui mời khách mà nấu món ăn VN thì y rằng nó gọi tui qua Face
time để hỏi. Giờ thì thằng con tui giỏi lắm. Không phải một đứa mà cả hai
thằng đều được vợ huấn luyện rất chu đáo. Tui hay nói đùa như vậy khi thấy
con vào bếp, dọn dẹp hay chăm sóc con cái. Vợ nó không phải lười nhưng cùng
nhau gánh vác việc nhà là một điều rất tốt. Cuộc sống ấm cúng và yêu thương
hơn. Khi đi làm thì vợ nấu cơm để chiều về cùng ăn. Cuối tuần đưa ra món ăn
mới và vợ chồng vào bếp hay mời các bạn đến cùng thưởng thức. Trong mấy năm
quân ngũ con tui đã có nhiều bạn rất thân thiết. Mỗi tuần hay vài tuần là một
buổi họp mặt trong nhà hay ngoài trời để con cái chúng gần nhau và chúng cũng
có thời gian vui chơi tâm sự. Các bà mẹ học hỏi nhau về cách nấu ăn, nuôi con
hay thêu, đan. Các ông lính thì vui đùa với con cái về các môn thể thao hay
thể lực.
Vì
vậy con tui vào bếp nấu ăn ra vẽ rất thiện nghệ. Khi nấu những món ăn VN hay
món mới, vợ chỉ là phụ tá và nếm thử. (Nói vậy không phải tui trách con dâu
mà tui khen con dâu tui thiệt tình. Sách nó học ở đâu tui không biết. Nếu
biết ngày xưa tui đã tìm để thực hiện cho chính bản thân mình. Hi
hi...)
|
Có
hôm thằng Út nấu canh chua cá, đúng lúc tui gọi sang nói chuyện. (Thằng Út
tui cũng là lính Hải Quân trong quân đội Hoa Kỳ. Cháu đang ở Illinois) Con
dâu hỏi tui cách nấu. Tui chỉ nó bỏ me vô cho vị chua thanh đạm. Thằng con la
lên:-
Má ơi! Má làm bể độ hết trơn. Con đang show up cho vợ con tay nghề nấu canh
chua số một của con mà.
Tui
hỏi:
-
Vậy nấu canh chua con show up bỏ cái gì?
-
Con nặn chanh vô là chua thôi.
Ha
ha!!! Thằng Út tui đúng là biểu diễn canh chua cho vợ phục. Cũng may con vợ
nó nấu ăn kém chứ không thôi món canh chua nặn chanh sẽ không bao giờ đi vào
thực phổ gia đình nó.
Trở
lại chuyện Tết nhất.
Tui
cùng các con đi lên khu Phước Lộc Thọ để nó thăm lại phố xá mình. Chúng đi
chợ mua những gia vị, bánh tráng, bún, lạp xưởng... những thứ hiếm hoi nơi xứ
lạ ít có người VN và xa chợ VN. Hai thằng con xông xáo, chọn lựa. Vợ đi
theo để cùng tham khảo và đẩy xe. Nhìn hai thằng lính thế hệ thứ hai của nhà
tui, tui phải cám ơn Trời Phật cho con tui biết chia sẻ và giúp đỡ với vợ.
Chứ ông chồng tui thì hỡi ơi. Chỉ lo chuyện đại sự. Mà chuyện đại sự sau khi
cởi áo lính tráng thì chỉ là lo ở bàn tròn mà thôi. Còn nhà bếp và chuyện lặt
vặt trong nhà thì là chuyện tiểu sự tui phải lo.Hu hu.
Khi
chọn mua những bao lì xì con tui hỏi một câu khiến tui suy nghĩ và muốn viết
điều này để chia sẻ cùng các bạn:
Cháu
hỏi:
-
Tại sao bao lì xì đa số là chữ Tàu. Cách trang trí cũng của Tàu. Mình không
có thể làm riêng cho người Việt một loại bao lì xì kiểu VN mình sao hả
Mẹ?
Xem tiếp phần 3 |
Bút Ký: BAO LÌ XÌ (3) - Thêm
Tui
nghĩ điều con tui hỏi đúng quá. Nước Tàu đã để lại cho mình bao nhiêu năm ảnh
hưởng quá đủ rồi. Mình đã có tiếng Quốc Ngữ. Mình đã có một thành phố mang
tên Thủ Đô Tị Nạn Việt Nam. Mình đang cổ động nhau không xài đồ Trung Cộng
đầy hóa chất độc hại. Mình đang nén căm hờn nhìn về tổ quốc bị Hán hóa mà đau
khổ nhưng không biết phải làm sao.
Thế
mà ngay nơi này , ngày thiêng liêng dân tộc. Ngày Tết cổ truyền VN mình vẫn
rập khuôn theo cách Tàu thì buồn thật.
Tôi
cầm xấp bao lì xì trên tay, những bao lì xì đỏ, hình rồng, hình cá và những
chữ Tàu in thật to mà buồn. Có những loại bao lì xì khác, nhiều kiểu, nhiều
hoa văn nhưng vẫn không thể hiện được là một bao lì xì dành cho người VN, cho
trẻ em VN.
Các
cháu học Việt Ngữ tại các Trung Tâm. Ngày Tết tặng cháu bao lì xì lấy hên để
khuyến khích cháu học giỏi, ngoan ngoãn. Cầm bao lì xì bảo cháu đọc lên để
hiểu về lời chúc thì chỉ là tiếng Tàu. Bà nội, ông nội, cha mẹ chúng
cũng không đọc được thì phong bao đó đâu có ý nghĩa gì, đâu có nói lên
được điều gì trong ba ngày Tết dân tộc.
|
Từ
hôm con tui lên máy bay đi tới nay, hình ảnh xấp phong bao lì xì và câu hỏi
của con cứ ám ảnh tui.
Có
ai không? có ai thấy như tui không? Có ai có thể vận động cùng nhau thay đổi
hay không? Các nhà in trong vùng Westminster, Little Sài Gòn có suy nghĩ đặt
vấn đề in bao lì xì mới phong cách VN cho cái Tết này không?
Không
cần rườm rà. Không cần đỏ chét. Ta chỉ cần một phong bao lì xì có nền vàng
hoa mai rực rỡ, hay hình ảnh Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Hoặc Trưng
Nữ Vương trên mình voi uy nghi. Một phong pháo đang nổ, hay hình ảnh bánh
chưng xanh bên bà mẹ quê. Bánh tét bên dĩa trái cây ngũ quả. Cũng có thể là
lá cờ vàng đang phất phới bay trong ngày xuân bên hàng chữ CHÚC MỪNG NĂM MỚI
in thật đẹp là giá trị lắm rồi.
Tui
tin chắc mọi người sẽ vui vẻ đón nhận phong bao lì xì mới với tất cả hãnh diện
và tự hào về niềm vui dân tộc.
Chỉ
còn hơn tháng nữa thôi là Tết năm Ất Mùi sẽ đến. Người người đang lên chương
trình chuẩn bị mọi thứ để đón Xuân.
Ước
mong sao trong những Hội Hoa Xuân, bên cạnh những chậu hoa đủ màu khoe sắc
tôi bắt gặp những phong bao lì xì mới đúng bản sắc VN. Tôi sẽ mua và giới
thiệu bạn bè cùng mua để mừng năm mới. Tui sẽ gửi qua cho con tui và nói với
nó:
-
Nè con! Đây là những phong bao lì xì của người Việt Nam mình.
Phong
bao tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩ to lớn là người Việt mình độc lập trong đời
sống, trong tư tưởng cũng như phong tục tập quán.
Chúng
ta hãnh diện là một người Việt Nam.
Nguyễn thị Thêm
09/01/15
|
Sunday, February 1, 2015
Subscribe to:
Posts (Atom)