Chị của ba phải thay mẹ buôn bán nuôi
em và lo thuốc men cho mẹ. Ba không còn có những bửa sáng ngon lành vì cô con
phải lo cho bà nội trước khi đi đến chợ dọn hàng. Buổi trưa ba ăn qua loa gói
xôi hay ổ bánh mì chứ không còn tiền rủng rỉnh để ăn ngon như mình thích. Những
bạn bè xôi thịt ngày xưa không còn chơi với ba như trước. Họ lẫn tránh mỗi
khi ba đến gần. Ba mới biết sự hào phóng của mình ngày xưa là sai lầm lớn. Ba
đã phung phí tiền bạc của cha mẹ và cuộc đời mình một cách sai lầm.
Ba như người tỉnh mộng, khi nhìn
cô của con gầy rạc đi trông thấy vì vất vả. Nhìn bà nội con trên giường bệnh đau đớn rên siết từng cơn. Ba nghĩ mình phải làm một điều gì đó để chuộc lại lỗi
lầm.Ba vụng về nhóm lửa nấu cho mẹ mình bình nước. Ba phát hiện công việc đơn
giản mà mẹ và chị mình làm hàng ngày không dễ dàng chút nào. Những đóm lửa nhỏ
nhoi lóe lên rồi không bắt được mồi chợt tắt. Như những mơ mộng hão huyền ,
những tự cao tự đại về vai vế đàn ông trong gia đình cũng tàn lụn theo.
Ba cố gắng nhiều lần. Thổi lửa ho
sặc sụa. Tro bay tung mù trời. Bụi bám đầy mặt, ba mới nấu được bình nước. Ba
vụng về pha trà rồi đem đến cho nội của con. Ly nước đầu tiên trong đời tự
tay ba nấu đem mời mẹ khiến bà nội con đã khóc. Bà khóc vì thương ba, vì sự
suy sụp của gia đình. Bà khen nước ngon lắm nhưng bây giờ ba mới biết là nó rất
hôi khói . Đó là lần đầu tiên ba làm một công việc đúng nghĩa của một người
đàn ông có trách nhiệm với gia đình.
Con có biết không , ba đã từng nấu cơm dưới
khê, trên sống mà cả nhà vẫn chịu khó
ăn. Nếu ngày xưa với cơm này ba đã quăng đủa và mắng mỏ, giận hờn. Nhưng bây
giờ ăn hạt cơm mình nấu ba mới biết bài học ở trường dạy mình là đúng;"
Phải biết quý hạt gạo do người nông dân làm ra. Biết quý chén cơm do người nấu
cho mình ăn"
Ba chưa bao giờ thấy mình trưởng
thành như lúc đó. Buổi sáng thay vì tới
lớp sớm để la cà như xưa. Ba phụ cô của con lo cho nội ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa
rồi mới tới trường. Tan trường ba ra chợ phụ cô con dọn hàng rồi chị em về
nhà cơm nước. Ba không còn thấy mình cần những thứ xa xỉ, nhửng quần áo hợp
thời trang, vì đồng tiền làm ra vô cùng vất vả. Căn nhà trở nên ấm cúng hơn,
thân tình hơn vì mọi người đều biết nghĩ cho nhau, lo lắng cho nhau.
|
Ba hãnh diện thấy mình như vậy mới
là đàn ông. Ba có cánh tay rắn chắc của thanh niên để chẻ củi thay cho chị.
Ba có thể quay nước đầy lu để bà nội con xài. Ba tự mình giặt những bộ đồ
mình thay ra mà không cần ai làm dùm. Ba hiểu rõ vị trí của mình trong gia
đình. Ba sẽ là cánh tay của chị, là niềm vui và hy vọng của mẹ. Ba không còn
tự tôn tự đại để phân biệt chuyện đại sự
của đàn ông và chuyện cơm nước bếp núc là của đàn bà. Ba hiểu hơn ai hết
câu nói"Khi đói thì đầu gối phải bò"
Ba không ngờ những việc ba làm đã
lọt vào đôi mắt xanh của mẹ con , cô bạn đẹp người đẹp nết mà ai cũng thích.
Ba đã thoát xác từ một tên học trò lười, ăn chơi lêu lỏng để thành một người
con có hiếu, một người đàn ông biết tháo vác lo cho gia đình.
Bà nội và bà ngoại con là đôi bạn học ngày
xưa, nội rất thích mẹ con khi mẹ con còn là một cô bé gái. Ngày đó theo mẹ đi
chơi, ba thích leo trèo để hái trái cây trong khu vườn rợp bóng. Mẹ con nhỏ
nhắn dễ thương loay hoay đâm muối ớt hai đứa cùng ăn, nói cười thơ ngây, vui
vẻ. Nhưng càng lớn ba lại thích ở
thành phố nhiều hơn vì những thú vui hợp
với lứa tuổi. Ba trở nên ngổ ngáo vì được cưng chiều và mẹ con càng lúc càng
xa tầm với của ba.
Khi gia đình lâm cảnh khó khăn, Bà nội con bị bệnh,
mẹ con thường thay mẹ mình đến nhà thăm viếng nội, đôi khi ở lại nấu cho nội
tô cháo hay phụ cô con vào những ngày kỵ giỗ trong nhà. Ba đã phát hiện vẽ đẹp
thùy mị, dịu hiền nơi cô bạn học cũ. Ngoài gương mặt xinh đẹp, mẹ con còn có
một tấm lòng. Biết yêu thương và tha thứ, giỏi giang nhưng không kiêu ngạo,
khoe khoang.
Trong tình hình đất nước chiến
tranh, ba phải lên đường nhập ngũ. Mẹ con tiễn ba với giọt lệ ngấn mi. Trong
quân trường và suốt những tháng ngày chiến đấu, đối diện với tử thần, ba nhớ
mãi đôi mắt mẹ con hôm ấy. Tình yêu của người con gái trao cho ba âm thầm kín
đáo. Ba thấy mình không thể chần chờ,
ba nhờ những cánh thư từ KBC gửi về để thay ba gửi đến mẹ con những lời giao
ước.
|
Saturday, June 17, 2017
Tuỳ bút: THƯ BA VIẾT CHO CON (2) - Nguyễn thị Thêm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment