Tuesday, November 24, 2015
Saturday, November 21, 2015
Friday, November 20, 2015
Bút Ký: PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM - NKP
Chúng tôi rời San Jose vào một ngày mưa buồn ảm đạm....những áng mây đen xám xịt cả khung trời, lá vàng rơi ngập khắp những
con đường...Hàng cây xơ xác
hai bên đường
như những bộ xương cách trí phơi mình dưới bầu trời thu...gió cuốn xoáy mang theo xác lá bay khắp phương trời...Tròi mưa
lất phấ, những
hạt mưa phùn nhẹ như hạt sương mang vào lòng người nhiều bâng khuâng..lắng đọng...Căn nhà mờ khuất
trong mưa chỉ còn lại một
chấm phá nhỏ nhoi, mờ nhạt. Xe đưa cả nhà vào phi trường giữa trưa, cả một không gian náo nhiệt, tưng bừng như một phiên chợ xuân, tiếng nói cười, tiếng
nhân viên phi trường
tạo nên bầu không khí sôi động, tràn đầy sức sống...Tôi
bước những bước chân nhẹ tênh như lướt nhẹ trên quảng trường chờ
chuyến bay
|
sang Pháp. Cảm giác háo hức và bồn chồn
lâu lắm rồi mới
thức giấc trong tôi..Giấc mơ xa xôi lắm đã biến thành sự thực.. Ba lê, thủ đô của
ánh sáng và văn minh, Roma với
những cung điện, nhà thờ lộng lẫy,
thánh địa
của Ki Tô giáo, những thành phố lãng mạn đầy mê hoặc đang vẫy tay đón chờ. Đón chúng tôi tại phi trường là một đồng
hương lanh lợi, vui tính... Qua Mẫn, tôi có khái niệm thật
đẹp về Balê,🗼
những đường phố
cổ kính hai bên đường cho tôi cảm giác đang lùi về một thế
kỷ xa xăm, cổ kính của thời phong kiến xa xưa...Paris và Saigon có
những kiến trúc, phố phường
tương tự
nhau...Hàng quán hai bên đường
tấp nập, dân Pháp xử dụng
xe điện ngầm, gắn
máy giống như người Sài gòn. Dân chúng đi
bộ nhiều nên hầu hết
vóc dáng ai cũng thon thả,
xinh
|
tươi. Cuộc
sống đắt đỏ
và tiện nghi so với Hoa Kỳ cách xa nhưng bánh
mì, bánh ngọt,cà
phê Pháp thật
tuyệt vời...dân Pháp ăn uống khoan thai, thức ăn được chải
chuốt công phu, ngon miệng. Chúng tôi hoà vào nhịp sống nơi đây: đi xe điện ngầm, xe buýt, thả bộ
đến quán ăn, rong chơi khoan
thai, thoải
mái,cảm giác lạ lẫm nầy
chưa
bao giờ có được ở
Mỹ...Đường hầm
được người dân tận dụng bán trái cây, mỹ phẩm,
quần áo, người nghệ sĩ thổi kèn, ca hát vang dội cả
một góc trời...Rời quán ăn, về phòng trọ, tôi chìm nhanh vào giấc ngủ
sau mười mấy giờ mệt
mỏi với chuyến bay...Trong mơ những cung điện và các nàng tiên chập chờn bao quanh ru tôi vào cõi thần tiên của thời thơ ấu ngọt
ngào...
NKP
|
Saturday, November 7, 2015
Friday, November 6, 2015
Hồi Ký: ĐÓI (1) - Nguyễn thị Thêm
Ông Hoàng không thể nào ngủ
lại được. Cơn đói như một lũ sâu bọ đang
bò vào xâu xé cơ thể ông. Cơn đói quái ác nó lôi ông ra khỏi giấc ngủ đầy mộng
mị. Nó trườn vào từng thớ thịt của cơ thể. Nó đang tranh nhau tìm một chỗ đứng
trong cái bao tử trống rỗng của ông. Nó gào lên từng lúc làm ông mím môi chịu
đựng.
Ông đảo mắt nhìn quanh,
căn phòng vắng, đèn lờ mờ nên ông không biết bây giờ là mấy giờ. Chiều qua
lúc cô y tá đem cơm vào, ông mệt quá không ăn. Cô ta để lại phòng một hồi lâu
rồi tới tối cô ta bưng ra ngoài. Ông
đã ngủ như vậy đến bây giờ. Ông muốn lên tiếng để kêu người, báo cho họ biết là
ông đang đói. Họ có thể cho ông ăn chút chi đó lót dạ. Thế nhưng miệng khô khốc,
chân tay cứng ngắt, muốn nhúc nhích mà nó vẫn nằm một chỗ im lìm như thách thức
với ông.
Ông lại nghĩ đến ngày xưa
mà thèm bát cơm nóng hổi mạ ông vừa bới ra khỏi nồi. Bát cơm nấu bằng gạo mới
đầu mùa vừa xay về. Mạ ông nấu trong cái nồi đất bằng lửa rơm. Cơm cạn, bà ghế
xuống đặt một bên bếp lửa. Cào tro nóng để dưới và một ít xung quanh. Trên cái
cà ràng ba chân đó bà kho một nồi cá nục còn tươi chong mới từ biển về. Những
lát ớt đỏ rực nổi trên mặt cá , mùi ruốc kho chung bốc lên thơm lừng. Đĩa rau
lang luộc còn nóng hổi quyến rũ cơn háo ăn của tuổi mới lớn.
|
Thỉnh thoảng mạ ông còn
kho nước ruốc thật ngon, những củ nén giã dập với ớt nằm xen lẫn những miếng
thịt ba chỉ thái mỏng, hành lá xắt nhỏ thơm thật là thơm. Cái mùi thơm của ruốc
tươi quê nhà. Cái mùi của Huế, của quê hương Quảng Trị yêu thương. Bà làm một
rỗ rau chơ lấy từ dưới sông lên với đủ các loại rau thơm trộn lẫn vào. Màu sắc
của rỗ rau mới bắt mắt làm sao.
Gắp một đũa đầy rau chơ, chấm
vào tô nước ruốc kho loãng ăn với cơm nóng sao mà ngon quá đỗi. Ớt tăn tăn đầu
lưỡi, ớt giựt giựt chân tóc làm toát cả mồ hôi. Vừa ăn vừa hít hà xuýt xoa mới
đúng điệu ăn cay.
Nhưng có lẽ món mà ông
khoái nhất là trái vã và cà pháo, thêm ít rau sống chấm với ruốc. Cái món ruột
này chỉ có quê ông mới có, vì vã là một giống cây rất khó trồng. Vì vậy, mỗi
khi được về phép thăm nhà, các bà chị họ lúc nào cũng làm " Mời cậu mi ăn
một bửa cà vã cho bưa, mai tê khỏi
thèm". Món ăn vừa rẻ tiền, vừa tình nghĩa mà ông không thể nào quên.
Này nhé, lấy một miếng vã,
kẹp thêm tí rau thơm quẹt vào tô ruốc thật ngon có chanh , đường , tỏi, ớt .
Cắn một cái, nhai vào miệng, nghe tiếng
rào rạo giòn giòn của vã, của cà . Ôi chao! Nó ngon không có cao lương mỹ vị
nào bằng. Có hôm mạ ông đi chợ trưa về, bà mua một miếng thịt heo luộc sẳn, một
ít bún tươi. Lấy nước mắm thật ngon, cắt vài lát ớt bỏ
vào. Thế
|
là mấy mẹ con ăn bún với thịt luộc ngon sao quá là ngon. Heo được
nuôi bằng cám, chuối trong vườn, con heo không to, thịt chắc, ít mỡ. Lát thịt
luộc đậm đà ngon nhất nhớ mãi không quên.
Chỉ nghĩ đến món ăn thôi
mà nước miếng đã tràn đầy miệng, chảy cả ra ngoài. Ông tìm cách nuốt nhưng
sao nó vẫn ào ạt tràn về. Nhớ quá. những món ăn dân dã nhà quê mà ngon ngọt
vô cùng. Có lẽ không có món ăn nào ngon bằng những món ăn do đích tay mẹ nấu
cho con khi tuổi vừa mới lớn. Những món ăn đó đi vào khứu giác, vị giác và
tri giác đầu đời nên nó in đậm và gây nhớ mỗi khi nghĩ đến một bữa ăn khi bụng
đang đói.
Ông cũng có những ngày
vàng son khi trong túi có tiền. Những bữa ăn đầy đủ thịt cá, bia rượu và gái
đẹp. Những bữa ăn đó rộn ràng tiếng cười, tiếng nói, tiếng nhạc và cả tiếng
chưởi thề. Những bữa ăn cho quên đời, quên cái chết đeo sau lưng không biết
quật ngã ông lúc nào. Những bữa ăn hoang phí. Nhớ nhà da diết mượn rượu giải
sầu, mượn gái cho quên đời, mượn thiên hạ làm vui đời lính. Cũng có những lúc
bên mâm cơm linh đình ông ngồi ăn mà nuốt không vô. Nỗi buồn dâng lên đầy ứ
khi nghe tin một người bạn thân vừa từ giả cuộc chơi hay nâng ly rượu tiễn
đưa một thuộc hạ vừa nằm xuống.
(xem tiếp Phần 2)
|
Subscribe to:
Posts (Atom)